Viêm tủy răng gây đau và khó khăn khi ăn uống hằng ngày. Việc lấy tủy răng là điều cần thiết nhưng liệu răng đang đau có lấy tủy được không? Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Lấy tủy răng là gì?
Tủy răng là một bộ phận cốt lõi của răng, có nhiệm vụ cung cấp các dưỡng chất để nuôi răng và chứa nhiều dây thần kinh được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Tủy răng gồm ống tủy và buồng tủy.
Trường hợp tủy răng khi bị viêm nhiễm, răng sẽ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và dần sẽ bị yếu đi. Trường hợp này sẽ áp dụng kỹ thuật lấy tủy răng, bạn muốn biết khi răng đang đau có lấy tủy được không trước hết phải hiểu rõ về kỹ thuật lấy tủy răng này là gì?
Lấy tủy răng là quá trình hút phần tủy răng bị tổn thương. Sau đó, làm sạch bên trong và hàn lấp đi khoảng trống của tủy bằng các vật liệu trám như: xi măng, sứ, Composite,… Phương pháp này giúp bạn ngăn chặn được ảnh hưởng xấu khi tủy răng bị viêm nhiễm. Nếu bạn không lấy tủy răng kịp thời có thể gặp phải tình trạng như: đau nhức lan lên thái dương làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác, hơi thở có mùi hoặc có thể mất răng vĩnh viễn.
Răng đang đau có lấy tuỷ được không?
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết răng đang đau có lấy tuỷ được không thì câu trả lời sẽ là “Có”. Theo các bác sĩ, phương pháp lấy tuỷ răng cần được thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhấn mạnh việc lấy tuỷ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, thậm chí mang lại nhiều lợi ích như:
- Răng không còn đau nhức.
- Không bị kích ứng hay ê buốt răng khi ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh.
- Cải thiện tình trạng hôi miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý răng sau khi đã lấy tuỷ thì sẽ không còn được như ban đầu bởi đã mất đi chất nuôi dưỡng chính. Nhưng chức năng chính của răng vẫn có thể thực hiện được.
Nên lấy tủy răng khi nào?
Tủy răng đóng vai trò rất quan trọng đối với răng và sức khỏe tổng quát, do đó chỉ trường hợp thực sự cần thiết mới nên thực hiện lấy tủy răng để ngăn chặn các vấn đề xấu phát sinh như:
- Răng bị lộ tủy do gãy hoặc va chạm.
- Răng sâu và bị mòn đến sát chân răng.
- Xuất hiện mủ trắng ở chân răng và gây đau nhức kèm theo mùi hôi.
- Răng thường xuyên bị đau nhức.
- Chân răng xuất hiện các ổ mủ, khi chạm vào mủ sẽ bị chảy ra.
Quy trình lấy tủy răng được thực hiện như thế nào?
Viêm tủy răng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các cơn đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện lấy tủy răng càng sớm sàng tốt. Quy trình lấy tủy răng được thực hiện như thế nào?
Quy trình lấy tủy răng
Bước 1: Chụp X – Quang.
Chụp X – Quang là bước không thể thiếu khi điều trị tủy. Dựa vào phim X – Quang bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ về tình trạng của răng: Vị trí răng bị viêm tủy, kích thước của ống tủy, buồng tủy,… Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị nhanh chóng và chính xác.
Bước 2: Gây tê.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, giúp cho bạn không bị đau, đồng thời giữ cho bạn tâm lý thoải mái trong quá trình điều trị. Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp đều gây tê. Trong trường hợp tủy răng đã bị chết lâu ngày, răng không còn cảm giác thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Cách ly răng nướu.
Để đảm bảo các dụng cụ, thuốc, dung dịch rửa ống tủy không bị rơi vào trong khoang miệng, bác sĩ sẽ cách ly răng bị viêm. Điều đó đồng nghĩa với việc răng sẽ được vô trùng tuyển đối, quá trình chữa tủy sẽ diễn ra trong môi trường khô, sạch.
Bước 4: Điều trị trị tủy.
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để mở buồng tủy, loại hết phần tủy bị viêm đi và làm sạch ống tủy. Bằng cách bơm dung dịch rửa vào bên trong, ống tủy sẽ được vệ sinh một cách kỹ càng. Các bước làm sạch có thể thực hiện nhiều hơn 1 lần tùy vào tình trạng viêm và cấu tạo của hệ thống ống tủy.
Bước 5: Trám bít ống tủy.
Sau khi ống tủy được làm sạch hoàn toàn cũng như đã tạo hình phù hợp với răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít lại ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Bước 6: Đặt lịch tái khám.
Sau khi hoàn tất quá trình điều trị, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn tái khám, đồng thời kiểm tra lại tình trạng răng của bạn. Cuối cùng bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách.
Cách chăm sóc răng sau lấy tủy
Sau khi điều trị tủy bạn phải chăm sóc răng miệng để ngăn chặn được các vấn đề xấu ảnh hưởng đến răng.
Vệ sinh răng miệng
Sau khi lấy tủy xong bạn cần lưu ý các điều sau đây:
- Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày.
- Đánh răng đúng cách, bạn nên chải dọc răng hoặc theo hình vòng tròn trong khoảng 3 – 5 phút/lần.
- Thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên, ưu tiên bản chải mềm, tránh gây tổn thương nướu làm chảy máu chân răng,…
- Không nên đánh răng quá mạnh và nhanh.
- Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để loại bỏ các mảng bám trên răng.
- Súc miệng sau khi ăn xong khoảng 30 phút.
- Không dùng tăm hay vật dụng sắc nhọn để xỉa răng.
- Đừng quên vệ sinh lưỡi hàng ngày sau khi đánh răng.
Chế độ dinh dưỡng
Bạn cần phải lưu ý không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Bạn không nên ăn đồ ăn cứng sẽ dễ gây tổn thương đến răng, bạn nên ăn các món mềm dễ nuốt, bổ sung các loại thức ăn chứa canxi, vitamin và các khoáng chất,…. để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra bạn nên thường xuyên đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường của răng miệng từ đó có phương án điều trị hiệu quả, ngăn chặn những biến chứng xấu phát sinh.
Trên đây, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đã giải đáp thắc mắc về vấn đề “Răng đang đau có lấy tuỷ được không?”. Mong rằng những thông tin ở trong bài viết trên sẽ hữu ích cho tất cả mọi người.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh