Răng lung lay: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng lung lay thường không gây ra nguy hiểm, nhưng có thể gây những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Răng lung lay là gì?

Răng lung lay là tình trạng răng không được ổn định, có thể xê dịch, lỏng lẻo do răng mất liên kết với nướu và xương hàm. Đối với trẻ em, răng lung lay là bình thường khi thay răng. Tuy nhiên, răng lung lay ở người trưởng thành có thể gây ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Răng lung lay

Nguyên nhân khiến cho răng lung lay

Răng bị lung lay có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Viêm nha chu

Viêm nha chu khiến cho phần nướu xuất hiện túi hở tạo điều kiện để cho vi khuẩn hình thành, gây ra nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ phá vỡ các mô liên kết và xương, khiến cho răng trở nên lung lay.

Bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng khiến cho tủy răng bị tổn thương, gây ra viêm nhiễm mô tủy và áp xe răng, từ đó dẫn đến tình trạng răng lung lay và đau nhức.

Chấn thương có thể khiến răng lung lay

Răng bị va đập mạnh do tai nạn, chơi thể thao,… dẫn đến các dây chằng nha chu bị nới lỏng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị suy yếu và lung lay. 

Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen cắn các đồ cứng có thể làm cho răng bị chấn thương, dẫn đến lung lay. Ngoài ra, việc thường xuyên nghiến răng khiến cho hai hàm răng siết chặt vào nhau, dẫn đến hư hại men răng và thân răng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho răng bị lung lay và làm ảnh hưởng đến hệ mô răng xung quanh.

Tiêu xương hàm

Bệnh lý tiêu xương hàm gây ra tụt nướu, làm giảm chiều cao và độ rộng của thành xương. Khi này, nướu dần bị tách ra khỏi ra chân răng, dẫn đến răng bị lung lay.

Loãng xương

Tình trạng loãng xương khiến cho xương bị xốp, dễ gãy hơn, từ đó làm giảm đi mật độ xương hàm, khiến răng bị yếu đi và dễ rụng hơn.

Các nguyên nhân khác

Phụ nữ mang thai gia tăng hàm lượng estrogen và progesterone cũng khiến cho xương hàm yếu đi, nướu răng bị nhạy cảm gây ra hệ quả răng lung lay. Ngoài ra, răng lung lay cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường hoặc trẻ em đến thời điểm thay răng sữa.

Dấu hiệu nhận biết răng lung lay

Răng lung lay khi chạm vào hoặc cắn

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi răng bị lung lay là cảm giác răng di chuyển khi chạm hoặc cắn, nhai thức ăn. Răng có thể lung lay nhẹ và hồi phục lại độ ổn định sau một khoảng thời gian. Trong trường hợp nặng, răng dễ dàng bị di chuyển bằng tay hay lưỡi khi chạm vào, gây khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt.

Đau răng hoặc răng nhạy cảm

Khu vực răng bị lung lay trở nên nhạy cảm, dễ đau khi ăn hoặc ê buốt khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh. Đây là dấu hiệu của việc răng đã bị sâu, viêm, tổn thương hoặc do bệnh lý răng miệng khác.

Chảy máu chân răng

Một triệu chứng đi kèm thường thấy khi răng lung lay là tình trạng chảy máu chân răng. Khi răng lung lay, nướu rất dễ chảy máu khi dùng bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa. Nướu cũng có thể bị sưng, đỏ do viêm.

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không

Hơi thở hôi

Những người đang mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy… có thể xuất hiện hôi miệng, đi kèm với tình trạng răng bị lung lay.

Thay đổi khớp cắn

Răng bị lung lay khiến cho răng không còn khớp với nhau như ban đầu. Ngoài ra, thay đổi khớp cắn có thể dẫn đến tình trạng như: cắn nhầm vào má; đau nhức răng, hàm; khó khăn trong khi ăn nhai, phát âm,…

Răng lung lay có giữ được không?

Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị bảo tồn răng ê buốt, lung lay. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám để bác sĩ xem xét tình trạng răng cụ thể, từ đó xác định nên áp dụng điều trị bảo tồn hoặc nhổ răng để phục hình răng mới.

Cách trị răng lung lay như thế nào?

Điều trị bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng hay viêm nha chu là nguyên nhân phổ biến khiến răng lung lay. Các bác sĩ có thể dùng nhiều phương pháp để điều trị nướu răng tùy theo tình trạng ặng hay nhẹ.

Nếu người bị viêm nha chu nhẹ, việc kết hợp cạo vôi răng và thuốc kháng sinh có thể cải thiện tình trạng răng lung lay. Nếu viêm nha chu đã diễn tiến nặng, túi nha chu sâu, có thể cần can thiệp phẫu thuật lật vạt, làm lộ chân răng để làm sạch túi nha chu sâu giúp ngăn ngừa tiêu xương.

ghép nướu răng

Nẹp cố định răng lung lay

Nếu răng bị lung lay do chấn thương, bạn có thể được bác sĩ tiến hành nẹp răng để tái ổn định vị trí của răng. Răng bị lung lay sẽ được liên kết với những răng khỏe xung quanh bằng nẹp để hạn chế lung lay, để răng và mô xung quanh dần phục hồi như ban đầu.

Phẫu thuật ghép mô và xương

Đối với răng tụt nướu, lộ chân răng, bác sĩ có thể dùng kỹ thuật ghép mô vào vị trí răng thiếu nướu. Phần mô này được lấy từ các vị trí như vòm miệng hay răng số 8.

Đối với răng lung lay nặng do tiêu xương, xương nhân tạo sẽ được cấy ghép vào vị trí xương hàm dưới răng để tạo điều kiện tái sinh cho xương hàm. Nếu kết quả tốt, răng sẽ cứng chắc trở lại.

Phục hình khi bị mất răng

Với tình trạng mất răng, dẫn đến răng bị xê dịch, kỹ thuật phục hình răng hay trồng răng implant là giải pháp tối ưu. Răng thay thế có đầy đủ thân, chân răng, ngăn chặn tiêu xương hàm, giúp răng ở khu vực xung quanh không còn lung lay.

Trồng răng implant có bền không?

Tư vấn dinh dưỡng với bác sĩ

Đối với người mắc bệnh loãng xương dẫn đến răng lung lay có thể thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cách bổ sung dinh dưỡng, cải thiện tình trạng loãng xương.

Cách phòng tránh răng lung lay

Để phòng tránh tình trạng răng lung lay, bạn nên áp dụng các gợi ý sau đây:

Vệ sinh răng miệng thật tốt

Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày. Kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối, hoặc nước súc miệng chuyên dụng để ngăn chặn các vi khuẩn hình thành trong khoang miệng.

Không nghiến răng khi ngủ

Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Chế độ ăn uống giàu canxi

Để bảo vệ răng chắc khỏe, bạn nên có chế độ dinh dưỡng giàu canxi. Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa chua, các loại hạt,… giúp nuôi dưỡng răng chắc khỏe.

Khám răng miệng định kỳ

Bạn nên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế hình thành các mảng bám gây hại cho răng. Đồng thời, khám răng miệng định kỳ cũng giúp phát hiện và điều trị các vấn đề nha khoa.

Nên kiểm tra răng miệng thường xuyên
Nên kiểm tra răng miệng thường xuyên

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng răng lung lay. Ngay khi thấy có dấu hiệu răng lung lay, bạn nên thăm khám với bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *