Răng mọc ngầm: Dấu hiêu, nguyên nhân và cách xử lý

Răng mọc ngầm là tình trạng răng không xuất hiện ở trên cung hàm mà nằm ở dưới lợi hoặc trong xương hàm. Nếu trường hợp này không được xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tìm hiểu về tình trạng răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm là tình trạng xảy ra phổ biến. Tình trạng này răng đã hình thành nhưng không xuất hiện ở trên cung hàm.

Trong quá trình phát triển của mỗi người, ai cũng có thể gặp tình trạng răng mọc ngầm. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là: Mầm răng nằm sai hướng, thay răng sữa muộn, u lợi,…. Răng số 3 và răng số 8 là những răng mọc sau, trễ hơn các răng khác. Vì vậy, khi cung hàm không có đủ chỗ trống, những chiếc răng này thường phải mọc ngầm dưới lợi.

răng mọc ngầm

Nếu răng mọc dưới lợi không ảnh hưởng đến những răng khác cũng như không gây ra các cơn đau, mọi người thường không phát hiện ra mình có chiếc răng này. Chỉ khi được chụp X-quang, mới có thể biết sự tồn tại của răng.

Trong trường hợp phát hiện trẻ thiếu răng, phụ huynh cần phải theo dõi và đưa bé đến nha khoa để thăm khám. Nếu răng bị thiếu không phải do mầm răng không có mà do răng mọc dưới xương hàm, bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị kịp thời.

Dấu hiệu và triệu chứng răng mọc ngầm

Một số dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm như:

  • Trong quá trình thay răng, răng sữa không có dấu hiệu bị lung lay sắp rụng. Hoặc sau khi răng sữa rụng, răng ở vị trí này lâu xuất hiện hơn so với những răng khác.
  • Lợi, nướu ở vị trí này trồi to hơn so với bình thường. Khi sờ dọc theo xương ổ răng thì sẽ thấy có một hoặc nhiều phần cứng xuất hiện.
  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở nhiều răng. Khu vực răng mọc ngầm trong khoang miệng làm xô lệch các răng khác. Khi đó sẽ làm ê buốt một khu vực rộng.
  • Răng bị đau mỗi khi ăn uống. Cảm thấy khó chịu có thể xuất hiện mọi lúc, không có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều trường hợp răng mọc lệch ngầm ở dưới xương hàm làm cho dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó khiến cho cơn đau nhức nghiêm trọng hơn.
  • Nướu, lợi bị sưng đỏ, gây đau, đôi khi khiến cho thân nhiệt tăng cao nhưng răng không xuất hiện. Tình trạng này thường xảy ra tại răng hàm dưới. Cơn đau sẽ diễn ra khi có lực tác động vào vị trí này.
  • Miệng cảm thấy đắng, có mùi. Nướu ở trên răng mọc ngầm nhô cao hơn. Từ đó khiến cho thức ăn kẹt lại ở đây, dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên một cách rõ ràng, bạn hãy đến nha khoa để điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để răng mọc dưới lợi làm sức khỏe của răng miệng bị suy giảm.

Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm

Tình trạng răng mọc ngầm xảy ra do 2 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân tại chỗ:

  • Răng thừa: Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở trên khung hàm. Răng dư nằm ngay trên đường xuống của răng vĩnh viễn nên không thể mọc bình thường, dẫn đến tình trạng mọc ngầm.
  • Bệnh lý răng: Tình trạng răng mọc ngầm có thể xuất hiện ở người bị u răng, bệnh quanh thân răng, thiếu khoảng,…

Nguyên nhân toàn thân: Hiện tượng răng ngầm có thể do nguyên nhân di truyền, thiếu vitamin, rối loạn nội tiết, bệnh truyền nhiễm,…

Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?

Răng mọc ngầm là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu và biến chứng nếu bạn không chăm sóc điều trị tốt. Biến chứng xảy ra chủ yếu do việc vệ sinh răng mọc ngầm không tốt gây ra những bệnh lý răng miệng như:

  • Nhiễm trùng nướu.
  • Sâu răng.
  • Làm hỏng chân răng và các răng xung quanh.
  • Chèn gây xô lệch cả hàm răng.
  • Răng mọc ngầm hấp thu các chất khoáng ở xương và các răng xung quanh, khiến răng thiếu chất dễ bị tổn thương hơn.
  • Gây sưng nướu và các bệnh về nướu khác.
Răng khôn bị sâu vỡ

Nếu được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm, răng mọc ngầm sẽ được xử lý, không gây ra các ảnh hưởng sức khỏe như trên. Vì vậy bạn không nên chủ quan nếu răng mọc ngầm, nhất là trẻ nhỏ đang ở độ tuổi mọc răng vĩnh viễn.

Có nên nhổ răng mọc ngầm không?

Răng mọc ngầm có thể gây đau đớn cho bạn hoặc không. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ bỏ hoặc giữ lại răng sau khi thăm khám, xác định cụ thể tình trạng răng miệng của bạn.

Trường hợp không nên nhổ

Nếu bạn thuộc những trường hợp dưới đây, bạn không nên nhổ răng mọc ngầm:

  • Răng mọc dưới lợi không gây ảnh hưởng đến các răng khác cũng không tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng.
  • Răng nằm ổn định ở trong xương hàm, không nhô ra ngoài, không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.

Trường hợp cần phải nhổ răng mọc ngầm

Một số trường hợp được nha sĩ chỉ định cần phải nhổ bỏ răng mọc ngầm như:

  • Răng mọc ở dưới lợi là răng số 8. Răng nằm nghiêng, đè lên chân của răng số 7. Nếu răng không nhổ bỏ sẽ khiến cho răng số 7 yếu đi, lâu ngày có thể làm mất răng.
  • Răng mọc ác tính. Nếu răng mọc dưới lợi vẫn phát triển bình thường sẽ làm thể tích xương hàm ở vị trí này giảm đi. Khi xương hàm không được chắc khỏe sẽ rất dễ bị tổn thương khi có va chạm, khiến phần hàm bị chấn thương.
  • Răng mọc lành tính, không gây đau nhức nhưng khiến cho việc niềng răng hoặc cấy ghép implant không hiệu quả sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Bị răng mọc ngầm phải làm sao?

Răng mọc ngầm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở bên dưới xương hàm. Sau khi xác định cụ thể hướng mọc, hình dáng của răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục triệt để như:

Theo dõi tình trạng của răng

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ gợi ý bạn cách theo dõi răng mọc ngầm tại nhà nếu răng này không gây ra ảnh hưởng đến những răng xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đến nha khoa định kỳ hoặc khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. Từ đó sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp.

Phẫu thuật nhổ bỏ răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm không xuất hiện ở trên cung hàm. Nếu răng gây ra các cơn đau, phẫu thuật bỏ răng này sẽ là phương án tốt. Trong trường hợp răng mọc ở dưới lợi, gây đau là răng khôn thì việc nhổ bỏ răng là hoàn toàn cần thiết. Răng số 8 không giữ bất kỳ vai trò gì trên cung hàm. Để tránh răng số 7 cũng như các răng khác bị ảnh hưởng thì răng khôn thường sẽ được loại bỏ.

Quá trình phẫu thuật nhổ răng mọc ngầm mất khoảng 45 đến 60 phút cho mỗi răng. Khi thực hiện, bạn sẽ được gây tê cục bộ nên sẽ không cảm thấy khó chịu. Sau khi thuốc tê tan hết, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn.

Kích thích cho răng mọc

Răng mọc ngầm có thể kích thích để có thể xuất hiện. Nếu răng mọc ở dưới lợi là răng nanh nhưng trên cung hàm vẫn còn chỗ trống, hoặc răng ở dưới lợi vì răng sữa vẫn chưa rụng thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp nha khoa để răng có thể mọc thẳng. Bác sĩ có thể nhổ răng sữa hoặc phẫu thuật để làm lộ răng. Sau đó, sẽ kéo răng về đúng vị trí trên ở cung hàm bằng phương pháp chỉnh nha.

Dùng thuốc giảm đau

Khi răng mọc ngầm cần được nhổ bỏ hoặc chỉnh nha nhưng lại gây ra nhiều cơn đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau, kháng viêm cho bạn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mọi người có thể làm giảm cơn đau tại nhà bằng cách chườm đá ở vùng má có răng bị sưng đau. Súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng răng mọc ngầm và các giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Nhìn chung, việc điều trị răng mọc ngầm nên thực hiện càng sớm thì càng đạt hiệu quả cao.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *