Răng sứ thường được biết đến có độ bền cao, có thể kéo dài lên đến 25 năm nếu có chế độ chăm sóc tốt. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn thắc mắc răng sứ có bị mòn không?. Vậy để giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Răng sứ có bị mòn không?
Răng sứ thường được làm từ vật liệu cao cấp và có độ cứng cao để bảo đảm khả năng ăn nhai. Vậy răng sứ có bị mòn không? Điều này thì hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen ăn uống cũng như cách chăm sóc răng miệng của bạn. Nếu biết cách bảo vệ thì răng sứ sẽ ít bị mài mòn và ngược lại.
Răng sứ được cấu tạo từ phôi sứ nguyên chất nên có độ bền rất tốt. Về lý thuyết, răng sứ sẽ không bị mòn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng sứ bị mòn gây khó chịu cho nhiều người.
- Khi răng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho răng trở nên ê buốt, ngay cả đôi khi bạn ăn nhai bình thường.
- Tủy được bảo vệ bên trong răng sứ nhưng khi răng sứ bị mòn mặt nhai thì cũng có nghĩa là lớp bảo vệ đã bị tổn thương. Khi đó, tủy răng bên trong rất dễ bị tấn công bởi những tác nhân có hại. Khi tủy răng bị tổn thương quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ chết tủy.
- Răng sứ bị mòn mặt nhai sẽ ngắn hơn các răng còn lại, ngà răng bên trong bị lộ ra ngoài khiến cho màu răng trông như bị ố vàng.
Vì sao răng sứ bị mòn trong quá trình sử dụng?
Răng sứ bị mài mòn sau một thời gian có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Bọc sứ tại nha khoa kém chất lượng
Nếu bác sĩ có kỹ thuật mài cùi răng, gắn mão sứ không chuẩn có thể tạo ra các khe hở giữa mão sứ và răng thật, khi ăn nhai, mảnh vụn thức ăn dễ dàng bám dính vào, khiến cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng mòn răng. Ngoài ra, nha khoa sử dụng mão sứ kém chất lượng, độ bền không cao, có thể khiến cho răng sứ dễ bị mòn hơn.
Vệ sinh răng sứ sai cách
Vệ sinh răng miệng không đủ 2 lần/ngày, chải răng theo chiều ngang với lực mạnh, bàn chải đánh răng cứng,… dẫn đến tình trạng mòn răng sứ.
Ăn đồ lên men, chua và uống nước ngọt có ga
Việc dùng các thực phẩm này thường xuyên có thể làm mòn men răng thật và cả mão sứ. Bởi đồ ăn lên men, thực phẩm chua, nước có ga có nồng độ axit cao có thể khiến cho men răng dễ bị mòn hơn.
Lực nhai giữa 2 bên hàm không đồng đều
Việc phân bổ lực nhai không đều ở hai bên hàm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mão sứ dễ bị mòn. Theo đó, một bên hàm nếu được dùng để ăn – nhai quá nhiều, lực tác động lớn, lâu dài có thể khiến cho bên răng đó bị mòn, thậm chí bị lệch khớp cắn.
Thói quen xấu trong sinh hoạt
Tật nghiến răng, cắn móng tay, ăn kẹo/đồ cứng,… có thể tạo ra lực ma sát lớn, làm mòn mão răng sứ.
Một số yếu tố khác
Chế độ ăn uống không hợp lý, không uống đủ nước, sai khớp cắn, trào ngược dạ dày,… cũng khiến răng sứ bị mòn.
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng răng sứ bị mòn
Nếu răng sứ của bạn bị mòn thì bạn cần đến nha khoa thăm khám với bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Dựa trên những nguyên nhân đó, bác sĩ có thể chỉ định cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể:
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Đây là biện pháp khắc phục răng sứ bị mòn rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với cách này cần đòi hỏi sự kiên trì. Bạn phải từ bỏ và hạn chế các thực phẩm, đồ uống như: trái cây nhiều axit, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga,… Ngoài ra, bạn cũng phải tập nhai đều cả hai bên hàm để giảm áp lực cho hàm còn lại.
- Đeo máng nhai: Máng nhai là dụng cụ giúp ngăn chặn tình trạng răng sứ bị mòn do việc nghiến răng hoặc trào ngược dạ dày. Máng nhai sẽ giữ cho răng tránh khỏi axit dạ dày khi bị trào ngược.
- Thay đổi cách vệ sinh răng miệng: Bạn không nên sử dụng bàn chải lông quá cứng khi bọc răng sứ. Hãy đánh răng với lực vừa phải và kết hợp thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng.
- Làm răng sứ mới: Đây là biện pháp khắc phục răng sứ bị mòn một cách triệt để. Khi này, phần mão sứ cũ sẽ được tháo ra và thay thế bằng một mão răng sứ mới với chất lượng, độ bền cao hơn.
Cách hạn chế răng sứ bị mòn nên biết
Mòn răng sứ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ê buốt răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn – nhai,… Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thay đổi cách vệ sinh răng miệng: Bạn nên duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày; đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa – tăm nước loại bỏ các mảng bám thức ăn;… giúp bảo vệ răng khỏe mạnh.
- Hạn chế các thức ăn và đồ uống không tốt cho răng: Các loại như nước ngọt, chanh, cam, bánh,… có tính axit cao, bảo vệ răng sứ không bị mòn.
- Chú ý thói quen ăn uống: Bạn nên chú ý nhai đều cả hai bên hàm, hạn chế ăn thức ăn cứng/dai,… giúp ngăn ngừa nguy cơ răng sứ bị mẻ, hoạt động quá mức gây mòn răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Giúp bạn phát hiện những bất thường của răng, từ đó điều trị kịp thời, đảm bảo kết quả bọc răng sứ được lâu dài.
- Uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường: Việc này giúp kích thích khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt, giúp trung hòa nồng độ axit, bảo vệ mão răng sứ.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng tốt: Kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa,… bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho răng sứ/răng nhạy cảm, để bảo vệ răng được tốt nhất.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề răng sứ có bị mòn không, cùng với đó là cách điều trị và biện pháp phòng tránh hiệu quả. Khi cảm thấy răng sứ có dấu hiệu mài mòn, hai bên khớp cắn không bằng nhau, bạn nên đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám và hướng khắc phục sớm nhất.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh