Sau sinh bao lâu thì được đánh răng hay kiêng cữ những gì để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bà mẹ… là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa trong thời gian ở cữ. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu vấn đề này ngay bài viết dưới đây.
Những vấn đề răng lợi mẹ sau sinh có thể gặp phải
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng vừa là một thắc mắc mà cũng là một lưu ý cho các mẹ sau quá trình vượt cạn nhằm tránh gặp phải các vấn đề về răng miệng vốn không kém phần quan trọng. Bởi có không ít bà mẹ sau sinh nghe theo lời khuyên của các bà, các mẹ rằng không nên đánh răng sau khi sinh.
Trên thực tế, việc kiêng cữ đánh răng không đúng cách như vậy kết hợp với một số yếu tố như nội tiết tố thay đổi, sau sinh cơ thể có sự thiếu hụt hàm lượng các dưỡng chất như canxi, sắt, kẽm,… làm tăng nguy cơ các bà mẹ phải đối diện với các vấn đề về răng miệng.
Nguyên do là vì giai đoạn này răng miệng của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, răng yếu dần đi, đồng thời vi khuẩn cũng có môi trường thuận lợi để tấn công, phát triển, dẫn đến một số vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Cụ thể, có thể kể đến các bệnh lý và vấn đề sau đây:
- Tình trạng chảy máu chân răng;
- Cảm giác ê buốt răng;
- Sâu răng;
- Viêm lợi, viêm nha chu, viêm nhiễm quanh răng;…
Thai phụ mới sinh cần kiêng đánh răng: Lời khuyên này đúng hay sai?
Phụ nữ mới sinh thường được các bà, các mẹ khuyên không nên đánh răng trong 1 tháng đầu tiên ở cữ. Nguyên do được cho là đánh răng ngay sau khi sinh có thể sẽ khiến cho răng mẹ bị yếu, dễ bị ê buốt, sớm bị lung lay dẫn đến mất răng.
Thực tế điều này không đúng. Sau sinh, việc kiêng tắm rửa, kiêng đánh răng có thể làm cho cơ thể và khoang miệng của mẹ thành môi trường lý tưởng cho virus và vi khuẩn sinh sôi mạnh. Điều này làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh về răng miệng cho mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của em bé.
Sau sinh với quan niệm ăn tẩm bổ để có sữa cho con bú, nhiều bà mẹ thường ăn liên tục nhưng lại ít để ý đến chăm sóc răng miệng. Tình trạng này nếu diễn ra lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?
Vậy sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Thực tế, ngay sau khi có thể ngồi dậy và đi lại sau khi sinh là các mẹ đã có thể đánh răng được rồi nhé!. Tuy nhiên, thời điểm này cơ thể mẹ còn yếu, mẹ nên đánh răng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý để tránh cảm giác ê buốt răng. Mẹ nhớ vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến nướu và răng.
Các mẹ hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn và tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Với các bữa ăn nhẹ, mẹ có thể súc miệng, dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh răng, hạn chế tình trạng các mẫu thức ăn dắt ở chân răng dẫn đến hơi thở có mùi, gây ra viêm chân răng.
Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi đánh răng
Các mẹ cần hạn chế những sai lầm trong quá trình đánh răng và có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp cùng với bàn chải có lông mềm, và nhớ thay bàn chải thường xuyên.
- Đánh răng từ 2 đến 3 lần/ngày theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, đánh răng nhẹ nhàng và tránh chà quá mạnh hay đánh theo chiều ngang, kết hợp chải sạch vùng lưỡi.
- Thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng.
- Thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống như: tránh những món ăn nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ; hạn chế thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua hoặc quá cay; uống đủ nước mỗi ngày; tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm,…
- Định kỳ thăm khám nha khoa và cạo vôi răng 6 tháng một lần.
Thông những chia sẻ trên, các mẹ đã được tư vấn sau sinh bao lâu thì được đánh răng cũng như một số lời khuyên trong việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Mong rằng các mẹ bảo vệ răng miệng tốt để không làm ảnh hưởng sức khỏe về sau.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh