Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Hút thuốc lá gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng răng miệng của bạn, gây ra các bệnh nguy hiểm về răng miệng, vậy tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng như thế nào?

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Các vấn đề về răng miệng phổ biến ảnh hưởng đến những người hút thuốc như:

1. Hút thuốc và nha chu

Bệnh viêm nha chu là do nhiễm trùng phá hủy xương nâng đỡ răng của bạn. Xương này giúp giữ răng vào xương hàm để nhai thức ăn.

Vi khuẩn và vụn thức ăn được gọi là mảng bám răng có thể gây ra viêm nha chu. Nếu để lại trên răng và nướu, mảng bám cứng lại sẽ tạo thành vôi răng. Các mảng bám và vôi răng gây kích ứng cho nướu quanh răng. Điều này sẽ thường thấy ở những người hút thuốc.

Viêm lợi
Viêm Nha Chu

Nếu bạn là người hút thuốc, điều quan trọng là bạn phải đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng thường xuyên. Các triệu chứng của bệnh nha chu cần theo dõi bao gồm:

  • Nướu sưng đỏ, mềm, chảy máu;
  • Chảy mủ từ nướu răng;
  • Nướu bị lỏng và kéo ra khỏi chân răng;
  • Có mùi gây khó chịu, hơi thở có mùi hôi;
  • Răng lung lay.
  • Khoảng cách giữa các răng bị rộng.

2. Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng

Đa số người hút thuốc lá đều bị tình trạng răng xỉn màu, ố vàng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra là do ảnh hưởng của các thành phần trong thuốc lá như nicotin, hắc ín,…

Nếu là người hút thuốc lâu năm thì răng chuyển sang màu nâu, lúc này việc điều trị, hay tẩy trắng răng gặp rất nhiều khó khăn mà không mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bên cạnh đó, nhiều người sẽ bị hôi miệng do thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên. Khi hút thuốc, gai lưỡi có xu hướng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ tại lưỡi, gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.

Hút thuốc gây mất thẩm mỹ cho hàm răng
Hút thuốc gây mất thẩm mỹ cho hàm răng

Trước những ảnh hưởng tiêu cực kể trên, bạn nên chủ động hạn chế hút thuốc lá, tập trung chăm sóc sức khỏe răng miệng để lấy lại sự tự tin vốn có của mình.

3. Gây ra tổn thương vùng niêm mạc miệng nghiêm trọng

Theo các nha sĩ, nguyên nhân gây tổn thương vùng niên mạc miệng là do nicotin – một thành phần có trong thuốc lá. 

Khi niêm mạc miệng bị tổn thương, bạn sẽ nhận thấy các đặc điểm như: vùng niêm mạc vòm miệng có nhiều u nhỏ li ti màu trắng, và các chấm màu đỏ. Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần chủ động đi khám và điều trị, bởi vì có thể là tiền đề để bệnh ung thư biểu mô phát triển mạnh mẽ.

Trên thực tế, nếu bỏ hút thuốc lá, khu vực niêm mạc vòm miệng tổn thương sẽ dần phục hồi. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu bệnh này.

4. Hút thuốc làm chậm lành vết thương sau khi điều trị nha khoa

Việc hút thuốc khiến cho hệ thống miễn dịch khó chống lại nhiễm trùng. Điều này làm chậm quá trình làm lành vết thương sau khi nhổ răng hoặc bị thương ở trong miệng.

Hút thuốc có thể dẫn đến:

  • Ổ răng khô – ổ răng chậm lành sau khi nhổ răng, rất đau;
  • Đau sau phẫu thuật miệng, nướu;
  • Ít thành công hơn nếu bạn cấy ghép implant.

5. Nguy cơ ung thư miệng là tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Hút thuốc là một trong những yếu tố gây ra ung thư miệng.

Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận các triệu chứng nào sau đây:

  • Vết loét dai dẳng trong miệng mà không khỏi sau 7 đến 10 ngày, đặc biệt nếu vết loét không bị đau;
  • Miệng có các mảng trắng hoặc đỏ;
  • Sưng trong miệng;
  • Răng giả đột nhiên không khít.

Những người bỏ hút thuốc có nguy cơ phát triển ung thư miệng như những người không hút thuốc, vì vậy không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.

Hút thuốc tăng nguy cơ gây ung thư miệng
Hút thuốc tăng nguy cơ gây ung thư miệng

Ngoài những tác hại trên thì bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh bạch sản có triệu chứng như: mảng trắng xuất hiện trên lưỡi, nướu hoặc mặt trong của má.
  • Gây viêm tuyến nước bọt.
  • Gây ra tiêu xương hàm, thường xảy ra sau khi bạn đã mất răng.
  • Thay đổi vị giác và xúc giác

Phương pháp ngăn ngừa các vấn đề răng nướu dành cho người hút thuốc

Nếu như bạn có thói quen hút thuốc, bạn cần phải chăm sóc răng miệng tốt hơn để giảm các nguy cơ mắc bệnh về răng nướu. Để chăm sóc răng miệng tốt, bạn hãy thực hiện các lưu ý sau:

  • Nên đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluor.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch sẽ kẽ răng.
Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Fluoride
Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Fluoride
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và dùng các chất kích thích.
  • Uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng khô miệng, kết hợp với nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt.
  • Cố gắng bỏ hút thuốc lá. Nếu thấy khó khăn, bạn có thể giảm từ từ số lần hút thuốc mỗi ngày cho đến khi nào cai hẳn.
  • Đi kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời.

Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, hôi miệng, suy yếu hệ thống miễn dịch… Vì vậy, việc bỏ thuốc lá sẽ giúp cải thiện, giảm nguy cơ phát triển bệnh các về răng nướu và ung thư miệng.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *