Trám răng là một kỹ thuật thường gặp trong nha khoa để tái tạo lại răng do sứt mẻ hoặc sâu răng. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách thì sẽ để lại một số tác hại nguy hiểm. Vậy tác hại của việc trám răng sai cách là gì? Nên phòng tránh như thế nào? Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ bật mí ngay cho bạn ở bài viết dưới đây.
Trám răng là gì và khi nào cần trám răng?
Trám răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nha khoa để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu hoặc hư hỏng do sâu răng, răng vỡ, răng mẽ,… Qua đó giúp răng lấy lại vẻ đẹp tự nhiên, duy trì chức năng nhai, ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái phát,… mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của mô răng thật.

Phương pháp trám răng có thể áp dụng cho những trường hợp sau:
- Người có răng bị sâu lỗ nhỏ hoặc lớn.
- Người đã trám răng nhưng vết trám bị mẻ, vỡ.
- Người có răng bị mẻ do chấn thương hoặc ăn thực phẩm cứng, dai.
Điểm danh tác hại của việc trám răng sai cách
Quá trình trám răng không được thực hiện đúng cách có thể gây ra các tác hại sau đây:
Khiến các răng kế cận bị sâu
Trám răng sai cách sẽ tạo kẽ hở giữa răng và miếng trám. Tình trạng này tạo ra cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô răng, đồng thời lan rộng ra những răng xung quanh. Điều này sẽ khiến các răng kế cận bị sâu, từ đó làm phá hủy cấu trúc răng toàn hàm – nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh nướu, viêm tủy răng, áp xe răng hay thậm chí là mất răng.
Răng trở nên nhạy cảm
Nếu trám răng sai kỹ thuật, đặt vật liệu trám không đúng vị trí có thể tạo ra áp lực không đều. Việc này chính là nguyên nhân khiến cho răng nhạy cảm, thường xuyên đau và ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
Tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn
Việc trám răng sai cách, chất liệu trám không chất lượng thì miếng trám rất dễ bong tróc tạo ra lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trở lại. Tình trạng này không chỉ khiến cho sâu răng tiến triển nghiêm trọng hơn mà còn có thể gây ra các bệnh về răng miệng khác như viêm tủy, viêm lợi,…

Kích ứng mô nướu
Kích ứng mô nướu là một tác hại của việc trám răng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng vật liệu không phù hợp. Theo đó, có thể gặp phải các dấu hiệu kích ứng nướu như viêm nhiễm, sưng, ngứa và phù nề. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng kích ứng này có thể tiến triển thành bệnh nướu, gây ra mất mô nướu.
Ngộ độc vật liệu trám
Vật liệu trám Amalgam có cấu tạo từ thủy ngân, bạc, đồng và thiếc. Vì vậy, nếu quá trình trám răng bằng Amalgam không được đảm bảo có thể khiến cho thủy ngân giải phóng làm bạn bị ngộ độc. Các dấu hiệu ngộ độc vật liệu trám Amalgam gồm có tay run rẩy, đau đầu, mất ngủ và tổn thương hệ thần kinh hoặc gặp vấn đề hô hấp, thận.
Khó khăn khi ăn nhai
Trám răng sai kỹ thuật có thể khiến cho răng trở nên nhạy cảm, đau nhức khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt. Những cơn đau có thể kéo dài, tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai. Điều này khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống hàng ngày, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Làm thức ăn dễ bị mắc kẹt và hình thành các mảng bám
Nếu trám răng không được thực hiện đúng cách có thể tạo ra các khe hở giữa miếng trám và răng thật. Điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc vào trong những khe hở và hình thành các mảng bám. Nếu mảng bám tích tụ nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Đau nhức răng kéo dài
Đau nhức răng kéo dài là tác hại của việc trám răng sai cách, sử dụng vật liệu trám gây ra kích ứng hoặc không điều trị triệt để gây viêm nhiễm xung quanh vùng hàm,… Các cơn đau có thể tác động trực tiếp đến chức năng nhai và gây khó khăn trong việc ăn uống. Không chỉ vậy, việc chịu cơn đau răng kéo dài còn khiến người bệnh bị căng thẳng và áp lực tâm lý.
Biện pháp phòng tránh tác hại của trám răng sai cách
Chọn nha khoa trám răng uy tín
Tác hại của việc trám răng sai cách phần lớn đến từ việc không tìm hiểu và lựa chọn nha khoa. Trên thực tế, kỹ thuật trám răng không quá phức tạp nên dịch vụ này ở mọi phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nha khoa nào cũng đảm bảo được những tiêu chuẩn điều trị về cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ và vật liệu trám răng.
Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN được Sở Y tế thẩm định và cấp phép đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật hàn, trám răng. Do đó, nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng hãy tham khảo quy trình trám răng thẩm mỹ chuẩn y khoa tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN nhé.

Lựa chọn vật liệu trám phù hợp
Có rất nhiều vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, với mỗi vật liệu sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn vật liệu trám răng sao cho phù hợp.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng mà bác sĩ hướng dẫn như:
- Hạn chế ăn uống trong khoảng 2 tiếng đầu để miếng trám được cố định chắc chắn.
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để tối ưu việc làm sạch răng miệng.
- Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn đồ ăn khi quá nóng, lạnh hoặc có chứa hàm lượng axit cao.
- Nên bổ sung thêm Canxi, Vitamin D và một số khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng.
Khám răng định kỳ
Sau khi trám răng, bạn nên thăm khám định kỳ theo kế hoạch của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm các bất thường của răng miệng và có hướng điều trị kịp thờ.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm rõ những tác hại của việc trám răng không đúng cách. Để hạn chế tối đa những tác hại không mong muốn khi trám răng, bạn nên đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm để được kiểm tra, tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp, an toàn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh