Thời gian niềng răng mất bao lâu để có hàm răng đẹp

Thời gian niềng răng mất bao lâu để khắc phục các tình trạng sai lệch khớp cắn, giúp cho răng đều đặn, là thắc mắc của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp niềng răng. Để biết rõ trường hợp của mình phải thực hiện trong bao lâu, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Sơ lược về phương pháp niềng răng

Nếu có một hàm răng không đẹp, răng mọc thưa, lệch hay răng bị hô, móm… sẽ khiến cho bạn cảm thấy không tự tin. Khớp cắn không khớp nhau cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, răng mọc lệch còn gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và khả năng phát âm… Vì vậy phương pháp niềng răng sẽ đáp ứng nhu cầu giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe và đều đặn.

Niềng răng là phương pháp giúp điều trị răng mọc lệch, răng hô, móm, thưa, răng sai khớp cắn… thông qua việc sử dụng khí cụ nắn chỉnh răng và xương ổ răng một cách từ từ và liên tục, giúp đưa răng về vị trí chuẩn khớp cắn và đạt được yêu cầu về thẩm mỹ.

Thời gian niềng răng mất bao nhiêu thời gian?

Thời gian niềng răng mất bao nhiêu thời gian
Thời gian niềng răng mất bao nhiêu thời gian

Về lý thuyết, một ca niềng răng tính từ khi bắt đầu đeo khí cụ niềng đến khi tháo niềng hoàn tất sẽ mất khoảng từ 18 – 24 tháng và được chia thành các giai đoạn niềng răng sau:

  • 2 – 6 tháng đầu: sắp xếp các răng đều trên cung hàm
  • 3 – 6 tháng tiếp theo: điều chỉnh cho trục răng chuẩn xác
  • 6 – 9 tháng tiếp theo: điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn và tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.
  • 6 – 9 tháng cuối: đeo hàm duy trì răng giúp ổn định các răng trước khi tháo khay niềng

Trên thực tế, thời gian trung bình niềng răng trong khoảng 6 đến 18 tháng. Đối với các ca khó như hô, móm nhiều, răng mọc lộn xộn nhiều thì thời gian niềng răng từ 2 năm hoặc 3 năm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như bạn tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ, đến hẹn đúng thời gian theo lịch trình.

Niềng răng sau 6 tháng đã được tháo niềng chưa?

Niềng răng cấp tốc 6 tháng dù thực hiện niềng răng trong suốt hay là niềng răng mắc cài đều là thời điểm quan trọng của quá trình niềng răng. Lúc này, răng vẫn tiếp tục dịch chuyển và có các thay đổi rõ rệt trên cung hàm. Trong thời điểm này nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bác sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh giúp đảm bảo răng vẫn dịch chuyển đúng theo lộ trình niềng răng trong 6 tháng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tháo niềng

Độ tuổi niềng răng

Thời gian tháo niềng có sự ảnh hưởng lớn bởi độ tuổi niềng răng. Theo các bác sĩ chỉnh nha, bố mẹ có thể cho con niềng răng khi đang ở độ tuổi từ 12 đến 17. Bởi vì, ở độ tuổi này, hàm răng vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên việc thực hiện chỉnh nha sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, thời gian tháo niềng cũng sớm hơn.

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng
Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Loại mắc cài

Các loại mắc cài niềng răng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Vì các loại mắc cài niềng răng có chức năng tạo lực kéo để cân bằng và điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Vì vậy mỗi loại mắc cài sẽ có những khả năng chỉnh răng khác nhau và thời gian niềng răng khác nhau.

Độ lệch lạc của răng

Độ lệch của răng cũng quyết định đến thời gian niềng răng. Nếu răng bạn mọc lệch quá nhiều, cấu trúc của xương hàm của bạn không vững chắc và ổn định thì thời gian để niềng răng sẽ lâu hơn. Thông qua việc thăm khám, nếu như bác sĩ thấy hàm của bạn bị yếu thì các bác sĩ sẽ chỉ định kéo dài thời gian đeo niềng hơn để giúp răng ổn định.

Thói quen vệ sinh răng miệng

Việc chăm sóc răng miệng trong thời gian đeo niềng cũng ảnh hưởng đến thời gian để tháo niềng. Nếu như bạn vệ sinh răng miệng không sạch, các mắc cài sẽ bị bong tụt. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng. Một khi mắc cài liên tục bị bong ra, thời gian để đeo niềng sẽ kéo dà lâu hơn.

Thói quen vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Thói quen vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Lịch khám răng

Rất nhiều người thường có thói quen không tuân thủ theo lịch khám răng mà bác sĩ đã đề ra. Tuy nhiên, việc khám răng không đúng định kì sẽ khiến cho các bác sĩ khó theo dõi được tình trạng răng của bạn thay đổi thế nào để có được hướng giải quyết hợp lý. Chính vì vậy, muốn nhanh chóng được tháo niềng, bạn hãy quan tâm đến lịch tái khám răng nhé.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh mà còn ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Để nhanh chóng được tháo niềng và có được một hàm răng đều đặn, bạn đừng quên xây dựng thực đơn hàng ngày cho mình nhé.

Một số món ăn mà bạn nên bổ sung để thúc đẩy quá trình niềng răng diễn ra nhanh hơn như súp, cháo, các loại thịt đỏ, sinh tố trái cây…

Chế độ ăn khi niềng răng
Chế độ ăn khi niềng răng

Niềng răng trong bao lâu ở từng độ tuổi?

Thời gian niềng răng ở trẻ em là bao lâu

Độ tuổi niềng răng ở trẻ em sẽ được chia làm 2 giai đoạn, tương ứng với khoảng thời gian trung bình như sau:

Từ 8 -10 tuổi: Đây là giai đoạn chỉnh nha nhằm giúp các răng sữa sau khi thay thành răng vĩnh viễn sẽ mọc đều, đẹp, đúng vị trí. Thông thường, ở độ tuổi này các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ đeo hàm trainer, thời gian tương đối ngắn từ vài tháng đến 1 năm.

Độ tuổi thanh thiếu niên: Thời điểm này xương hàm và răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn nên hầu như không cần nhổ răng. Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Ở độ tuổi chỉnh nha này nhiều người thường thắc mắc 13 tuổi niềng răng bao lâu, 15 tuổi niềng răng bao lâu thì thấy được kết quả niềng răng? Thông thường, thời gian niềng răng ở trẻ em trong giai đoạn này chỉ kéo dài từ 1 – 2 năm.

Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng cho trẻ em

Thời gian niềng răng ở người lớn là bao lâu

20 tuổi niềng răng bao lâu? 30 tuổi niềng răng mất bao lâu? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Khác với trẻ em, xương hàm và răng của người lớn đã phát triển hoàn chỉnh nên thời gian niềng răng ở người lớn thường sẽ kéo dài hơn, có thể từ 1 – trên 3 năm tùy thuộc vào tình trạng răng cụ thể.

Trường hợp sai lệch nhẹ, không nhổ răng hoặc chỉ nhổ 1-2 chiếc: thì thời gian niềng răng ở người lớn sẽ từ 1-2 năm.

Trường hợp sai lệch trung bình đến khó, cần nhổ răng nhiều: từ 2-3 năm.

Trường hợp sai lệch nặng, cần nhổ nhiều răng kết hợp điều trị các bệnh về răng miệng: trên 3 năm.

Hiện nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của nha khoa, thời gian niềng răng đã được rút ngắn đáng kể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nếu lựa chọn phương pháp tiên tiến như niềng răng trong suốt Zenyum. Với các trường hợp răng nhẹ và vừa, bạn hầu như không cần phải nhổ răng và thời gian niềng được rút ngắn đáng kể so với các phương pháp truyền thống.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng

Thời gian niềng răng thực tế thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Độ tuổi niềng răng

Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian niềng răng. Thông thường, nếu tìm hiểu và quyết định niềng răng sớm, hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Bởi lẽ độ tuổi càng lớn thì khung xương và răng càng cứng chắc, khó tác động hơn so với các trường hợp đang trong giai đoạn phát triển.

Phương pháp niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa khác nhau để tạo lực kéo, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong nha khoa, niềng răng được phân thành những loại sau:

Niềng răng mắc cài kim loại: Phương pháp này sử dụng khung niềng và mắc cài bằng kim loại nên có giá thành phải chăng nhưng độ thẩm mỹ không cao.

Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại

■ Niềng răng mắc cài sứ: Kỹ thuật này tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng mắc cài được thay bằng chất liệu sứ, góp phần tăng tính thẩm mỹ trong quá trình niềng.

■ Niềng răng mắc cài tự khóa: Thay vì sử dụng chun buộc để tạo lực kéo như hai phương pháp trên, niềng răng mắc cài tự khóa sử dụng mắc cài được thiết kế kiểu nắp trượt chắc chắn, giúp tiết kiệm thời gian đến nha sĩ để điều chỉnh.

Mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc

■ Niềng răng mặt trong: Về cơ bản, cách này vẫn sử dụng các khí cụ như mắc cài, khung niềng như thông thường. Tuy nhiên, mắc cài sẽ được đưa vào mặt trong của răng, mang lại tính thẩm mỹ tối ưu hơn.

■ Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt): Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng tình trạng răng. Người niềng có thể tháo lắp và thay đổi khay niềng dễ dàng theo chỉ định của nha sĩ. Hiện nay có các phương pháp niềng răng trong suốt như: Niềng răng Invisalignniềng răng clearcorrect,…

Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài

Sự phức tạp của tình trạng răng

Mức độ phức tạp của răng cũng là yếu tố tác động rất lớn đến thời gian niềng răng dù sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài hoặc không mắc cài. Các trường hợp sai lệch nhẹ, không cần thực hiện nhổ răng hoặc nhổ ít răng sẽ có thời gian niềng ngắn hơn. Ngược lại, những vấn đề liên quan đến khung hàm hoặc bệnh về răng miệng sẽ đòi hỏi kết hợp nhiều giai đoạn điều trị, dẫn đến việc kéo dài thời gian niềng.

Tay nghề bác sĩ nha khoa

Các bác sĩ có chuyên môn cao, kỹ thuật giỏi sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh các trường hợp gián đoạn hoặc sai lệch trong quá trình niềng răng, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng cũng là một trong những yếu tố tác động đến thời gian niềng răng. Nếu bạn không tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc răng miệng, tái khám định kỳ… thì thời gian có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến.

Chế độ ăn uống khi niềng răng

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng cũng như niềng răng đẹp hay không là chế độ ăn uống. Trong quá trình niềng, răng của bạn sẽ chịu tác động từ khí cụ nha khoa để dịch chuyển về đúng vị trí nên sẽ yếu hơn thông thường. Do đó, nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm cứng, lạnh và nhiều đường thì nguy cơ răng bị xô lệch, gãy mắc cài sẽ rất cao. Đây đều là những nguyên nhân làm gián đoạn quá trình điều trị, dẫn đến kéo dài thời gian niềng răng.

Cách rút ngắn thời gian niềng răng

Các biện pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian niềng răng hiệu quả:

  • Khi đeo mắc cài niềng răng, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng nên người dùng hết sức chú ý để giữ gìn mắc cài. Vì khi mắc cài bong, răng không còn được di chuyển sẽ gây cản trở cho sự di chuyển của các răng còn lại, đặc biệt trong giai đoạn kéo răng để đóng khoảng trống thì việc mắc cài bị bong sẽ khiến quá trình này phải dừng kéo, mất thời gian chờ đợi hơn 1-2 tháng.
  • Nếu viêm lợi xảy ra (thường do vệ sinh răng miệng kém), nha sĩ sẽ phải tháo hệ thống dây cung để điều trị tình trạng lợi bị viêm, sau đó mới tiếp tục niềng răng gây kéo dài thời gian điều trị đáng kể.
  • Ý thức chấp hành việc sử dụng các khí cụ hỗ trợ thêm theo chỉ định (như đeo thun liên hàm, sử dụng hàm tháo lắp…) đóng một vai trò rất lớn. Nếu chăm chỉ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp việc răng di chuyển thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Đến thăm khám và chỉnh nha định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra tình trạng răng, mức độ di chuyển, tăng lực siết và ngăn chặn kịp thời các bệnh lý răng miệng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, tránh để sụt cân trong quá trình niềng. Lựa chọn thức ăn mềm, dễ nhai, nên cắt nhỏ thức ăn để không dùng răng cắn trực tiếp thực phẩm quá dai hoặc quá cứng…
  • Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh phát sinh các bệnh về răng miệng.

Các lưu ý sau khi tháo niềng răng

Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng

Giữ gìn vệ sinh răng miệng là  điều vô cùng quan trọng để kết quả niềng răng có đạt được như ý muốn. Mỗi ngày, bạn nên chải răng từ 2 đến 3 lần bằng bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương lên các nướu và răng. Ngoài ra, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn và loại trừ các mảng bám còn sót lại, bạn nên súc miệng với nước muối sinh lý trong thời gian khoảng 1 phút.

Hạn chế thói quen xấu

Sau khi tháo niềng răng, bạn không nên duy trì các thói quen xấu như mút tay, cắn bút, nghiến răng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng mà còn khiến hàm bị nhiễm trùng.

Đeo hàm sau khi niềng răng

Việc đeo hàm sau khi niềng răng sẽ khiến cho các răng được cố định và không bị dịch chuyển. Thông thường, các loại hàm đeo được làm bằng móc kim loại, nhựa. Bạn cũng có thể đeo hàm khi đang đi ngủ.

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý sau khi niềng răng

Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như các loại ngũ cốc, thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau củ quả…

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến nướu và răng. Đồng thời cần tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có hàm răng chắc đẹp như ý muốn, bạn nên chọn các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *