Tìm hiểu về tiêu xương hàm trong cấy ghép Implant

Tiêu xương hàm là tình trạng thường gặp ở người mất răng lâu năm. Tiêu xương không can thiệp kịp thời khiến ăn nhai khó khăn, lão hóa sớm và ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant.

1/ Tiêu xương hàm là gì?

Mất răng lâu năm không được can thiệp kịp thời dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm hay tiêu xương răng đều là tên gọi chung của tiêu xương. Đây là tình trạng suy giảm xương ổ răng và xương quanh chân răng. Với biểu hiện:

tiêu xương hàm là gì
  • Xương thiếu hụt chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương.
  • Tiêu xương có thể xảy ra ở hàm trên và hàm dưới.
  • Tình trạng tiêu xương bắt đầu từ 1 vị trí và lan dần xung quanh xương hàm.

Xương hàm trên đóng vai trò quan trọng khi cắn thức ăn, xương hàm dưới đóng vai trò nhai thức ăn. Đặc điểm chung của xương hàm là khá mềm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập ở khoảng trống khi mất răng.

2/ Nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Mất răng, viêm nha chu hay sử dụng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ là những nguyên nhân khiến tiêu xương hàm. 

  • Mất răng gây tiêu xương hàm

Hiện tượng mất răng trên hàm do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không được cải thiện sớm, mất răng lâu năm sẽ gây tiêu xương hàm. Tại vị trí mất răng xương hàm sẽ lõm xuống, khi đó xương hàm ở các răng kế cận có xu hướng chảy về vị trí các răng kế cận. Điều này dẫn đến tình trạng xương hàm trở nên xốp và mỏng hơn. Ngoài ra, khi mất răng còn làm giảm khả năng ăn nhai, mất lực tác động lên xương hàm và dẫn đến tiêu xương hàm.

mất răng gây tiêu xương hàm
  • Viêm nha chu gây tiêu xương hàm

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Viêm nha chu khiến cho nướu sưng đỏ, viêm nhiễm. Về lâu dài nếu không điều trị vi khuẩn xâm nhập phá hủy túi nha chu và xương ổ răng. Các tình trạng này là nguyên nhân gây tiêu xương ổ răng. 

  • Sử dụng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ gây tiêu xương hàm

Lý do là bởi đây là các phương pháp hoàn toàn không thể thay thế chân răng đã mất. Chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên phần nướu đã mất răng. Do đó vẫn để lại khoảng trống tại vị trí mất răng. Khi ăn nhai lực tác động làm tiêu biến xương hàm nhanh chóng.

3/ Các dạng tiêu xương hàm phổ biến

Tiêu xương hàm, tiêu xương răng thường được chia thành nhiều dạng, cụ thể: 

tiêu xương hàm
  • Tiêu xương theo chiều ngang: Diện tích xương hàm ở vị trí mất răng bị thu hẹp. Xương giãn ra và lấn vào khoảng trống xương bị tiêu. Các răng kế cận nghiêng về vị trí mất răng.
  • Tiêu xương theo chiều dọc: Xương dưới nướu bị lõm xuống, trũng sâu so với vùng xương bên cạnh. Vùng nướu ở vị trí tiêu xương teo lại.
  • Tiêu xương theo khu vực xoang: Đỉnh xoang hạ xuống, thể tích xoang tăng lên.
  • Tiêu xương toàn bộ mặt: Do mất nhiều răng cả hàm trên và hàm dưới. Biểu hiện là má hóp, miệng lõm vào, nếp nhăn xuất hiện và trông sẽ già hơn so với tuổi thật.

4/ Mất răng bao lâu thì tiêu tiêu xương răng?

Tình trạng tiêu xương hàm/tiêu xương răng diễn ra khi mất răng lâu năm. Quá trình tiêu xương nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ mất răng của mỗi người. Sau 1 – 2 tháng mất răng, tiêu xương chưa xuất hiện. Sau 3 tháng mất răng, lúc này các biểu hiện tiêu xương như mật độ xương giảm, nướu lõm xuống, răng kế cận nghiêng về vị trí mất răng lộ rõ.

tiêu xương hàm

Một năm đầu mất răng, xương hàm tiêu đến 25%. Điều này khiến cho khuôn mặt mất cân đối, lão hóa sớm, da nhăn và má bắt đầu hóp. 

Ba năm tiếp theo, xương hàm tiêu từ 45% – 60%. Nướu hõm sâu, má hóp sâu, nếp nhăn dày đặc. 

5/ Tác hại nghiêm trọng khi tiêu xương hàm

Mất răng là một trong những lý do dẫn đến tiêu xương hàm. Hiện tượng tiêu xương hàm không đơn giản chỉ là vấn đề răng miệng bình thường, mà còn để lại nhiều tác hại nghiêm trọng.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi xương bị tiêu kéo theo tình trạng tụt nướu. Nướu bị tụt gây mòn men răng, khiến khả năng bảo vệ răng không còn và lộ lớp ngà răng. Khi ăn nhai sẽ có cảm giác ê buốt, nhạy cảm, vi khuẩn từ đó cũng phát triển và tấn công răng gây ra các bệnh lý về răng miệng. Điển hình là sâu răng. 
  • Ảnh hưởng khả năng ăn nhai: Tiêu xương làm mất cân bằng của các răng. Khi ăn nhai sẽ lệch khớp cắn, việc ăn nhai sẽ không được thoải mái như ban đầu. Đặc biệt là khi thưởng thức các món ăn yêu cầu phải nhai cắn nhiều. 
lão hóa sớm
  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ: Tiêu xương làm cho khuôn mặt mất cân đối do xương hàm không còn khả năng nâng đỡ cấu trúc. Khuôn miệng bị lõm và hai bên má bị hóp sâu, thậm chí mặt có thể bị biến dạng. Điều này làm mất vẻ tươi trẻ vốn có của gương mặt, bạn sẽ trông già hơn trước tuổi. 
  • Ảnh hưởng khi điều trị: Tiêu xương hàm nặng khi muốn cải thiện tình trạng mất răng sẽ vô cùng khó khăn. Việc sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ không được duy trì dài lâu. Buộc phải trồng răng Implant để khắc phục. Tuy nhiên, muốn trồng Implant khi tiêu xương hàm cần phải thực hiện cấy ghép xương. Quá trình ghép xương cần nhiều thời gian và tốn kém.

6/ Tiêu xương ảnh hưởng gì đến cấy ghép Implant?

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình mất răng được đánh giá hiệu quả. Kỹ thuật cấy ghép Implant khá phức tạp, và càng khó khăn hơn khi hiện tượng tiêu xương hàm xuất hiện.

Tiêu xương hàm khiến răng kém khỏe mạnh sau cấy ghép Implant

Không thể đảm bảo răng sau cấy ghép Implant có độ khỏe mạnh so với trường hợp không tiêu xương. Nguyên nhân là do trường hợp tiêu xương buộc phải cấy ghép xương. Kỹ thuật ghép xương không đúng dẫn đến bột ghép xương không cố định, làm cho trụ Implant không vững ảnh hưởng đến chất lượng răng Implant và ăn nhai khó khăn.

  • Tiêu xương hàm phải ghép xương mới có thể cấy ghép Implant

Tiêu xương hàm không đảm bảo đủ điều kiện để có thể thực hiện một ca cấy ghép Implant. Nếu muốn cấy Implant thì phải tiến hành ghép xương và ghép màng xương. Lý do là bởi trụ Implant sẽ trực tiếp cấy vào xương. Xương hàm nếu không đủ độ dày và mật độ thì không thể cấy trụ Implant. Bước ghép xương trong trồng răng Implant sẽ khiến cho khách hàng tốn thêm một khoảng thời gian và chi phí. 

cấy ghép xương
  • Tiêu xương hàm tăng khả năng đào thải trụ Implant

Đào thải trụ Implant là một trong những tình trạng thường gặp sau khi cấy ghép Implant. Hiện tượng tiêu xương hàm làm tăng khả năng đào thải trụ Implant. Nguyên nhân là bởi khi tiêu xương nếu không ghép xương do sự chuẩn đoán sai của bác sĩ mà vẫn tiến hành cấy trụ Implant vào xương. Lúc đó, mật độ xương không đủ chắc chắn để có thể chống đỡ trụ Implant, làm tăng khả năng đào thải trụ Implant. 

  • Tiêu xương hàm gây gián đoạn quá trình cấy ghép Implant

Khi tiêu xương, buộc phải cấy ghép xương mới có thể tiếp tục hoàn thiện quá trình trồng răng Implant. Hơn nữa, tiêu xương còn ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép Implant, tỷ lệ thành công cũng thấp hơn.

7/ Cách ngăn ngừa tiêu xương hiệu quả

Hiện tượng tiêu xương hàm, tiêu xương răng xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm mất răng gây nên. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm khi mất răng thì buộc phải trồng răng sớm.

Ngoài ra, khi mất răng nên hạn chế làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp. Đây cũng là những biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng mất răng hàm. Tuy nhiên sẽ gây tiêu xương hàm do cấu tạo không có trụ chân răng như Implant.

cấy ghép implant

Tiêu xương gây ảnh hưởng lớn đến quá trình cấy ghép Implant. Với trường hợp tiêu xương buộc phải ghép xương mới có thể tiến hành trồng Implant. Do đó, khi mất răng hãy nhanh chóng cấy ghép Implant để ngăn ngừa tiêu xương hàm tốt. 

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *