Trồng răng implant cho trẻ em được không? Độ tuổi nào phù hợp?

Trong một số trường hợp, trẻ bị mất răng vĩnh viễn do té ngã hoặc chấn thương ở vùng mặt. Vậy lúc này có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Các đối tượng nên hạn chế trồng răng implant

Dưới đây là một số đối tượng bị hạn chế trồng răng implant:

Phụ nữ đang mang thai

Để tiến hành cấy ghép răng implant, sẽ phải trải qua chụp X-quang, gây tê trong quá trình cấy ghép, phải uống thuốc kháng sinh sau khi trồng răng implant nhằm giúp giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm,… Tất cả những điều này đều có gây ra ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai thường sẽ chờ sau khi sinh xong mới thực hiện trồng răng implant.

Phụ nữ mang thai không nên trồng răng Implant
Phụ nữ mang thai không nên trồng răng Implant

Trẻ em chưa đủ 18 tuổi

Dưới 18 tuổi là độ tuổi xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sẽ bị ảnh hưởng tới cấu trúc của xương hàm nếu tiến hành thực hiện trồng răng implant. 

Người mắc các bệnh mãn tính

Những người mắc bệnh bạch cầu, tiểu đường, tim mạch,… nên hạn chế việc thực hiện trồng răng implant để tránh cho quá trình lành thương bị chậm đi, dễ bị nhiễm trùng, gây ra hậu quả nghiêm trọng sau đó.

Những người nghiện thuốc lá, rượu bia nặng

Do thuốc lá và rượu bia có chứa chất độc hại ngăn cản quá trình lành thương của xương, dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng, hở vết thương nên người nghiện thuốc lá và rượu bia nặng bác sĩ sẽ tư vấn không nên thực hiện trồng implant. 

Trường hợp vẫn muốn cấy ghép implant, những đối tượng này cần phải tối thiểu bỏ thuốc lá trước và sau khi trồng implant trong vòng hai tháng.

Hút thuốc tăng nguy cơ gây ung thư miệng

Khe răng bị mất quá hẹp

Những người có khoảng không gian tại vị trí răng bị mất quá hẹp, độ cao không đủ, khi cắm trụ implant vào xương hàm sẽ không được đều và đẹp. Vì vậy, nếu bạn thuộc trường hợp này, nên cân nhắc lại nếu muốn trồng răng implant.

Xương hàm không đủ tiêu chuẩn

Xương hàm phải chắc khỏe, đủ điều kiện để thực hiện phương pháp cấy ghép implant mới nên thực hiện phương pháp này.

Như có đề cập ở trên, quá trình thực hiện cấy ghép implant là bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ implant vào xương hàm để cố định răng implant như chân răng thật, nên nếu xương hàm không đủ tiêu chuẩn đưa ra sẽ làm khả năng tích hợp xương với trụ không tốt, trụ răng sẽ dễ bị đào thải ra ngoài sau một thời gian.

Trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Mất răng không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này với các nguyên nhân thường thấy là do trẻ bị chấn thương hoặc va đập. Lúc này, việc trồng răng phục hình cho trẻ cần được phụ huynh quan tâm. 

Theo bác sĩ, trẻ em còn đang ở trong độ tuổi chưa trưởng thành thì việc thực hiện trồng răng Implant không nên áp dụng. Trẻ em với độ tuổi dưới 18 ở nam và dưới 16 tuổi ở nữ bởi vì trong giai đoạn này, xương hàm chưa phát triển ổn định. Do đó, chất lượng xương chưa đủ điều kiện để có thể can thiệp tiểu phẫu.

trồng răng implant cho trẻ em

Việc trồng răng Implant cho trẻ em sẽ không được an toàn và gây ra thất bại với trụ răng implant rất dễ bị đào thải, không bền vững. Một lý do khác không nên thực hiện trồng răng Implant cho trẻ em vì khớp cắn đang được hình thành. Điều này kết hợp với sự dịch chuyển của răng sẽ làm cho trụ răng Implant tại vị trí mất răng bị lệch, vùi lấp.

Do đó, với trường hợp trẻ em bị mất răng, phụ huynh nên trì hoãn thực hiện Implant mà nên thay thế bằng phương pháp tạm thời khác.

Giải pháp thay thế phương pháp cấy Implant khi trẻ mất răng sớm

Ở vị trí răng mất sẽ tạo nên khoảng trống lớn. Sau một thời gian, các chiếc răng xung quanh có xu hướng đổ dồn về phía răng bị mất, gây nên tình trạng xô lệch, sai khớp cắn và dẫn đến tình trạng rối loạn thái dương hàm, đau khớp thái dương,… Tuy nhiên do xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên không thể thực hiện cấy ghép Implant để phục hồi răng bị mất.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường tư vấn phụ huynh giải pháp và sử dụng hàm giữ khoảng cho răng. Đây là khí cụ được làm bằng kim loại không gỉ hoặc nhựa cứng, có tác dụng giúp giữ vị trí không gian của răng đã mất, kiểm soát răng liền kề để tránh răng nghiêng hoặc xô lệch.

Bên cạnh hàm giữ khoảng cho răng, tùy theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Headgear (khí cụ chỉnh nha, chỉnh xương hàm hô) hoặc khí cụ nong hàm trong nha khoa.

Tốt nhất khi trẻ mất răng, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp. Với kinh nghiệm hơn 10 năm cấy ghép Implant và điều trị nha khoa trẻ em, bác sĩ Tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ tư vấn để lên kế hoạch điều trị tình trạng mất răng vĩnh viễn cho bé một cách tối ưu.

Bên cạnh đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, phụ huynh có thể yên tâm để bé điều trị mất răng tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN bởi:

  • Phòng khám đầu tư, trang bị đầy đủ máy móc công nghệ hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.
  • Cơ sở vật chất hiện đại.
  • Nhân viên nhiệt tình, mang đến trải nghiệm tích cực, thoải mái cho các bé.

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi trồng răng implant cho trẻ em được không?. Có thể thấy, xương hàm của trẻ còn trong giai đoạn phát triển nên không phù hợp để thực hiện cấy ghép Implant. Thay vào đó, sử dụng khí cụ để giữ khoảng cho răng là một giải pháp tối ưu. Khi xương hàm của trẻ đã phát triển hoàn thiện, thì phụ huynh có thể cấy ghép Implant càng sớm càng tốt.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *