Trồng răng nanh: Phương pháp và quy trình thực hiện

Răng nanh ngoài việc đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ còn có vai trò giúp nâng đỡ khuôn mặt. Khi mất răng nanh sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của bạn. Vậy trồng răng nanh có những phương pháp nào? Mất răng nanh có nguy hiểm không?

Răng nanh là gì?

Người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, nếu mọc đủ cả 4 răng khôn ở hàm trên và hàm dưới. Trong đó có 8 chiếc răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn.

Răng nanh là gì?

Răng nanh là răng số 3, tính từ răng cửa vào. Nó nằm giữa ở răng hàm và răng cửa, thường có hình dáng dài và sắc nhọn hơn so với những răng khác. Trong trường hợp răng nanh mọc không thẳng hàng, mọc lệch lên phía trên, cao hơn các chiếc răng khác thì được gọi là răng khểnh. Cho nên, răng nanh và răng khểnh có bản chất và chức năng như nhau.

Nằm ở vị trí khá quan trọng, răng nanh đóng nhiệm vụ chính giúp cắn xé và nhai thức ăn. Răng nanh còn có tác dụng giữ cân bằng, sự chắc chắn của cả hàm răng nhờ vào chân răng dài, vững chắc. Đây cũng chính là lý do răng nanh được xem là chiếc răng khỏe nhất trên cung hàm.

Hậu quả khi bị mất răng nanh

Thiếu răng nanh nhưng không được trồng lại kịp thời sẽ gây ra những hậu quả như sau:

  • Làm suy giảm chức năng nhai: Khi bạn bị đau răng nanh, vai trò cắn xé và nhai thức ăn sẽ được đẩy sang cho răng cửa và răng tiền hàm. Nếu hoạt động sai chức năng trong một thời gian dài, những chiếc răng này sẽ suy yếu dần và gây ảnh hưởng đến cả hàm răng.
  • Mất tự tin trong giao tiếp: Mất răng nanh làm bạn tự ti, không dám trò chuyện hay cười nói với những người xung quanh.
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Khi mất răng nanh, một số phát âm sẽ không được chuẩn xác.
  • Tăng khả năng gặp vấn đề về răng miệng như sâu răngviêm nha chutụt nướu,… Nguyên nhân là do khoảng trống để lại khi mất răng nanh, trở thành nơi thức ăn bị kẹt lại, vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
  • Tiêu xương răng, đẩy nhanh quá trình lão hóa: Khi không có chân răng, xương hàm sẽ nhanh chóng bị tiêu biến dần. Trong 2 năm đầu tiên, khuôn mặt chưa chịu sự thay đổi đáng kể do mất răng nanh. Tuy nhiên, một thời gian sau phần nướu sẽ bị tụt xuống, kéo theo các răng bên cạnh bị nghiêng, khiến cho khuôn mặt bị lão hóa với tốc độ rất nhanh.

Trường hợp nào cần trồng răng nanh?

Với chức năng quan trọng, răng nanh là một trong những răng không thể thiếu trên cung hàm. Dưới đây là những trường hợp được chỉ định trồng răng nanh giả:

  • Răng nanh bị mất (do chấn thương, tai nạn,…) cần trồng lại chiếc răng nanh giả để thay thế. Khi này, trồng răng nanh để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho bạn.
  • Mắc các bệnh lý về răng miệng như: đau răng nanh, bị sâu, vỡ răng, mẻ răng, đứt gãy…
  • Răng không có thương tổn, khiếm khuyết nhưng khách hàng muốn nâng cao tính thẩm mỹ nên lựa chọn dịch vụ trồng răng nanh giả.

Trồng răng nanh bằng phương pháp nào tốt?

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp sử dụng răng có thể tháo lắp được để thay thế cho răng đã mất. Hàm giả có cấu tạo gồm một khung hàm được làm từ nhựa Acrylic hoặc Polymer, bên trên có đính răng sứ phục hình.

Chi phí trồng răng nanh bằng phương pháp này khá thấp. Tuy nhiên, đây là hàm giả không cố định nên dễ bị lung lay, xê dịch khi ăn nhai. Răng tháo lắp không có chân răng nên không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm, gương mặt bị lão hóa và các bệnh lý nha khoa.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng nanh cố định. Khi phục hình răng nanh đã mất, Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế bên để làm trụ nâng đỡ cho cầu sứ. Dãy cầu sứ gồm một hoặc nhiều răng liền nhau, cố định chắc chắn trên hàm bằng cách chụp lên hai trụ răng thật kế cận.

So với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ sẽ chắc chắn hơn, tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ giúp phục hình phần trên của răng mà không có chân răng nên răng sẽ dễ bị lệch ra khỏi hàm nếu bạn sử dụng lực mạnh khi cắn, xé thức ăn.

Phương pháp này cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Nếu quá trình phục hình răng sứ không được tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận sẽ rất dễ khiến cho thức ăn bám lại xung quanh chân răng giả, lâu ngày gây hôi miệng, viêm nướu,…

Phục hình răng sứ

Trong trường hợp chân răng nanh vẫn còn, bác sĩ sẽ thường chỉ định phục hình răng sứ. Bác sĩ sẽ mài răng, lấy dấu hàm. Sau đó sẽ thiết kế một mẫu răng sứ mới để gắn lên phía trên. Phương pháp này sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và an toàn cho khách hàng. Răng sứ có vẻ ngoài giống y hệt như răng thật. Tuổi thọ của răng sứ khá dài, khoảng từ 5 đến 25 năm. Tuy nhiên giá thành khá cao, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn phương pháp này thay thế vì những lợi ích mà nó mang lại.

Trồng răng nanh bằng phương pháp trồng răng Implant

Trồng răng Implant là một kỹ thuật nha khoa giúp khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện. Người bị mất răng sẽ được cấy ghép một trụ Implant tương đương chân răng vào bên trong xương hàm, bên sẽ trên gắn khớp nối Abutment và răng sứ phục hình.

Trụ Implant được làm từ Titanium, có độ an toàn cao cùng khả năng tích hợp sinh học với xương hàm nhanh chóng. Răng sứ được thiết kế giống với màu răng thật của bạn, nhờ đó răng giả trông sẽ tự nhiên hơn.

Trồng răng nanh bằng phương pháp trồng răng Implant

Răng Implant giúp phục hồi cả chân răng nên ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương và những hậu quả do mất răng gây ra. So với hàm giả tháo lắp, răng sứ và cầu răng sứ, trồng răng nanh bằng phương pháp cấy ghép Implant có chi phí khá cao và thời gian điều trị Implant cũng lâu hơn. Tuy nhiên tuổi thọ của răng rất cao hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc tốt.

Cách chăm sóc răng sau khi trồng răng nanh

  • Luôn đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng xoay tròn theo chiều dọc của răng để loại bỏ triệt để mảng bám thức ăn.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày để duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng. Nước bọt sẽ giúp rửa trôi đi các vi khuẩn trong răng miệng.
  • Không dùng răng nanh để mở nắp chai hoặc xé bịch nylon.
  • Không dùng lực mạnh để cắn và kéo thức ăn quá dai hoặc quá cứng.
  • Bỏ các thói quen xấu có thể làm tổn hại đến răng như nghiến răng, hút thuốc lá, uống rượu, bia,…
  • Cạo vôi răng và thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Trồng răng nanh ngay khi mất răng là điều hết sức cần thiết để giúp phục hồi chức năng cắn xé thức ăn, tính thẩm mỹ của hàm răng cũng như khả năng phát âm. Hiện nay, phương pháp cấy ghép Implant là kỹ thuật nha khoa hiện đại có thể bảo vệ xương hàm và duy trì độ bền đẹp của răng về lâu dài.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *