Tụt lợi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là bệnh lý nha khoa khá phổ biến do việc chăm sóc răng miệng không tốt. Tình trạng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Tụt lợi là gì?

Lợi (nướu) là phần mô mềm bao phủ quanh chân răng, kéo dài từ cổ răng cho đến đáy hành lang miệng. Chúng có cấu tạo vững chắc để bao bọc, nâng đỡ và giúp cho răng đứng vững ở trên khuôn hàm.

Răng bị tụt lợi nghĩa là phần lợi có xu hướng dịch chuyển xuống cuống răng, khiến cho chân răng bị lộ ra bên ngoài. Đồng thời tạo nên khoảng trống giữa răng và viền nướu, rất dễ gây tích tụ mảng bám vi khuẩn.

Tụt lợi

Nếu bạn chủ quan không điều trị tụt lợi sớm, trong khi tình trạng còn nhẹ thì bệnh lý này sẽ tiến triển ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng khó chịu như lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, nguy hiểm hơn là răng bị lung lay và mất răng.

Dấu hiệu phổ biến khi bị tụt lợi chân răng

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tình trạng tụt lợi chân răng:

  • Dễ bị chảy máu khi đánh răng, khi dùng chỉ nha khoa.
  • Nướu sưng, tấy đỏ, có cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Hôi miệng
  • Chân răng bị lộ khiến cho răng bị ê buốt, nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh hoặc quá cay.
  • Răng bị lung lay.
  • Nướu bị co rút lại, răng không được bao bọc chắc chắn, dễ lung lay.
  • Khoảng cách giữa các chân răng rộng ra.
  • Gặp khó khăn khi ăn uống.

Nguyên nhân gây ra tụt lợi

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi như:

  • Sức khỏe răng miệng kém: Các vi khuẩn trong mảng bám tích tụ ở chân răng có thể bị viêm. Trong trường hợp bạn không điều trị, có thể dẫn đến hư nướu và cấu trúc xương. Điều này có thể dẫn đến tụt lợi và viêm nha chu.
  • Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh: Động tác đánh răng mạnh với bàn chải cứng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh có thể gây mòn lớp men răng, gây ra tổn thương và tụt lợi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc phải tình trạng tụt lợi, thì bạn có nguy cơ bị tụt lợi khá cao.
  • Vị trí răng mọc bất thường: Răng mọc không đều hoặc lệch khớp cắn có thể gây ma sát lên khu vực đó, khiến cho nướu bị tụt.
  • Nghiến răng: Thói quen này gây ra nhiều vấn đề nha khoa, bao gồm tụt lợi. Tương tự như tình trạng răng mọc không đều, nghiến răng tạo lực tác động quá mức gây mòn nướu răng của bạn.
  • Thay đổi hormone: Phụ nữ có thể trải qua một vài giai đoạn thay đổi hormone như dậy thì, mang thai và mãn kinh. Trong những giai đoạn này sẽ khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh lý về nướu răng và tụt lợi.
  • Chấn thương mô nướu: Mô nướu có thể bị tụt khi chấn thương. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra tại vị trí bị tổn hại hoặc khu vực xung quanh.
  • Hút thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng nguy cơ tụt nướu do tăng khả năng gặp phải các vấn đề về răng miệng bởi một số nguyên nhân, bao gồm sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt, hình thành nhiều mảng bám hơn.
Bọc răng sứ bị tụt lợi

Tụt lợi gây ra những biến chứng gì?

Tụt lợi là bệnh lý dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng:

  • Tụt lợi làm lộ chân răng, răng sẽ dài hơn, kẽ răng bị thưa và gây mất thẩm mỹ.
  • Tụt lợi tạo ra các kẽ hở làm mắc kẹt thức ăn và khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Làm tăng nguy cơ mắc sâu răng cùng mùi hôi miệng khó chịu.
  • Khi lợi bị tụt, chân răng bị lộ hẳn ra ngoài sẽ làm cho răng nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua, cay.
  • Phần lợi không còn ôm sát và nâng đỡ chân răng khiến cho răng lung lay, thậm chí mất răng.

Tụt lợi có điều trị được không?

Tụt lợi có điều trị được không thì câu trả lời là CÓ. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ mà mỗi trường hợp tụt lợi sẽ có cách điều trị khác nhau như: dùng thuốc kháng sinh, Cạo vôi răng, ghép lợi…

Quan trọng nhất vẫn là cần phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm hơn cho răng miệng.

Cách điều trị tụt lợi hiệu quả

Cách điều trị tụt lợi tại nhà

Các phương pháp điều trị tụt lợi tại nhà có thể áp dụng nếu bạn chưa kịp đến nha khoa, giúp giảm bớt các các cơn khó chịu.

  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm, kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Đây là cách giúp ngăn ngừa tụt lợi đơn giản mà hiệu quả tại nhà.

Đánh răng đúng cách
  • Bổ sung Axit béo Omega-3

Bổ sung thêm Axit béo Omega-3 từ cá và các loại hạt… sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, giúp giảm sưng viêm lợi, giúp cho lợi bám chắc vào chân răng.

Cách chữa răng bị tụt lợi tại nha khoa

Sau khi áp dụng một số cách điều trị tụt nướu tại nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán mức độ của bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp cho bạn:

  • Với tình trạng tụt lợi nhẹ và chân răng chưa bị lộ quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng, đánh bóng. Nếu cần thiết sẽ cho bạn dùng thêm thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa… để ngăn chặn bệnh lý này tái phát trở lại.  
  • Với tình trạng tụt lợi nặng, chân răng hở nhiều và lợi bị sưng đỏ, đau nhức thì phẫu thuật ghép vạt lợi là giải pháp tối ưu. Bác sĩ sẽ sử dụng mô ghép rời tự thân, mô ở trong khoang miệng để cấy ghép vào phần lợi bị tụt.
ghép nướu răng

Cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa tụt lợi

Các phương pháp trị tụt lợi tuy không quá phức tạp nhưng để phòng ngừa bị tụt lợi hay ngăn chặn bệnh lý này tái phát, bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với loại bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương nướu.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng, vị trí mà bàn chải khó làm sạch được.
  • Đừng quên dùng nước súc miệng để làm sạch các vụn thức ăn còn sót lại và sát khuẩn toàn bộ khoang miệng.
  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp chất xơ, vitamin… tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe răng miệng.
  • Đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần và bác sĩ có thể sớm phát hiện ra các vấn đề răng miệng.

Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn hiểu hơn về bệnh lý tụt lợi, các phương pháp chữa tụt lợi cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Quan trọng nhất là bạn phải xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và đừng quên thăm khám định kỳ tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN nhé!

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *