Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Răng khôn luôn là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai phải làm sao? Có nguy hiểm không?. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Viêm lợi trùm răng khôn là gì?

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25 khi mà nướu lợi đã phát triển dày, cứng chắc và không còn đủ khoảng trống. Điều này khiến cho răng khôn hiếm khi mọc thẳng mà sẽ có xu hướng mọc nghiêng, mọc ngầm và đẩy phần nướu lên cao tạo hiện tượng lợi trùm. Từ đó, viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng phần nướu che phủ đi răng khôn bị sưng viêm gây những cơn đau đớn kéo dài. 

lợi trùm răng khôn

Dấu hiệu viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Căn cứ vào cách thức mọc của răng khôn và tình trạng trùm lợi, bác sĩ mới có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của răng khôn. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai, bạn có thể tự kiểm tra thông qua những dấu hiệu sau:

Lợi sưng đỏ, đau nhức

Khi lợi bị nứt, rách và bị đẩy lên cao, phần nướu sẽ trở nên sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Trong quá trình giao tiếp và ăn uống, mẹ bầu có thể cảm thấy vướng víu, cộm hơn.

Hơi thở có mùi

Mọc răng khôn rất dễ gây viêm lợi, sâu răng,… Nguyên nhân là do các cặn thức ăn bị mắc lại ở phần lợi bị nhô lên cao, mắc vào kẽ răng,… gây ra mùi hôi khó chịu.

Đặc biệt trong giai đoạn mang thai, phôi thai phát triển chèn vào hệ tiêu hóa khiến cho mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày, nôn nghén,… khiến cho mùi hôi trong khoang miệng càng trở nên rõ rệt hơn.

Đau răng bên cạnh

Đau răng bên cạnh là do phần răng khôn mọc lệch có xu hướng đâm vào chân hoặc thân răng số 7. Vi khuẩn từ răng khôn tấn công sang răng bên cạnh khiến cho răng này dễ bị sâu và viêm hơn.

Mệt mỏi, sốt cao

Đau răng khôn sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, sốt cao,… Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong 5 đến 7 ngày, bạn có thể thăm khám để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

mọc răng khôn bị sốt

Nổi hạch ở cổ

Nổi hạch là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi có tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong. Như vậy, nổi hạch ở cổ cho thấy vùng hàm và khoang miệng có nguy cơ cao bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài giờ hoặc từ 2 – 3 ngày.

Vì sao mẹ bầu bị viêm lợi trùm răng khôn?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần phải hiểu rõ được những nguyên nhân dưới đây:

Do hướng mọc của răng khôn

Răng khôn là răng mọc muộn, khi hàm răng đã hoàn thiện nên hầu như sẽ không còn khoảng trống cho răng khôn nhú lên. Vì vậy, chúng phải mọc xiên sang hai bên, đâm vào răng số 7 hoặc đi ngầm dưới phần lợi.

Do sự thay đổi hormone

Khi mang thai, mẹ bầu không thể tránh được tình trạng mất cân bằng hormone. Hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao đột biến sẽ là yếu tố kích thích nướu răng phát triển dày hơn. Đây chính là nguyên nhân nhiều mẹ bầu không mọc răng khôn nhưng vẫn bị viêm lợi trùm răng khi mang thai.

Do ốm nghén

Tình trạng ốm nghén và nôn ói xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này, dịch vị cùng với thức ăn bị đẩy lên vùng cổ họng và miệng, trào ra ngoài gây ra kích ứng lợi.

Không những vậy, khi đi qua khoang miệng, thức ăn rất dễ bị mắc lại trong các kẽ răng gây ra viêm lợi, sâu răng. Đồng thời, axit trong dạ dày còn gây ra mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ lung lay và đau nhức hơn.

Do thay đổi thói quen ăn uống

Bà bầu nhanh cảm thấy đói nên cần chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cho nên, việc mảng bám thường xuyên dính lên răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra sâu răng, viêm lợi, lợi trùm răng,…

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Giảm khả năng ăn nhai của mẹ

Lợi trùm răng khôn hay nghiêm trọng hơn là viêm lợi trùm răng khôn làm cho mẹ bầu không thể ăn uống ngon miệng, thậm chí lười ăn, chán ăn. Khi đó các chất dinh dưỡng hoặc thiếu hụt, hoặc không thể hấp thu tốt. Chế độ ăn uống thiếu sự kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của cả mẹ và con. Bào thai thiếu dưỡng chất cũng tăng thêm nhiều nguy cơ khác.

Tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Mọc răng khôn, răng mọc ngầm, mọc lệch không chỉ gây ra lợi trùm mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như: phá hỏng răng bên cạnh, gây u nang, gây nhiễm trùng,… Những vấn đề này để lâu dài, không xử lý triệt để cũng tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tâm lý của mẹ

Lợi trùm răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của mẹ bầu. Vốn trong giai đoạn nhạy cảm này, tâm tính không ổn định, gặp phải tình trạng răng đau nhức, khó chịu thì tâm lý sẽ càng bất ổn hơn. Các mẹ thường xuyên cảm thấy lo âu, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Bị lợi trùm răng khôn khi mang thai hoặc nghiêm trọng hơn là bị lợi trùm có mủ, viêm nhiễm nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Các biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ khi mẹ bầu bị viêm lợi trùm có thể là sinh non, tiền sản giật,…

Do vậy, nếu răng khôn bị đau nhức, bị lơi trùm răng khôn thì các bà mẹ nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Chế độ ăn uống khoa học

Trong những ngày đầu bị lợi trùm răng khôn nếu khó ăn nhai thì bạn nên chuyển qua ăn những món mềm, nhuyễn lỏng như cháo, bún, súp, nước sinh tố,… Đợi khi đỡ hơn thì ăn uống lại bình thường.

Theo lời khuyên của bác sĩ, khi bị lợi trùm răng khôn, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nên chú ý thay đổi thực đơn thường xuyên để cho cơ thể luôn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Lựa chọn thức ăn lành tính và không gây kích ứng cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế tối đa ăn những thực phẩm quá cay nóng, quá chua hoặc quá lạnh. Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt hoặc nước hoa quả chứa nhiều đường.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Quá trình vệ sinh răng miệng đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng lợi trùm trở nên nặng hơn, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn.

  • Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, thức ăn còn sót trong kẻ răng.
  • Nên chọn bàn chải lông mềm giúp việc đánh răng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chọn kem đánh răng có chứa Flour để tăng cường sức khỏe răng miệng mà còn làm trắng răng hiệu quả.
  • Khi kết thúc quá trình vệ sinh răng miệng, nếu thấy lợi trùm còn bị sưng đau, bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
Vệ sinh răng miệng khi mang thai

Một số phương pháp khác

Nước muối sinh lý

Súc miệng hằng ngày với nước muối sinh lý là cách làm đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức. Nước muối có khả năng làm răng sạch hơn, giảm tình trạng sưng đau, ngăn ngừa các bệnh về sâu răng, viêm lợi, hạn chế gây ra hôi miệng.

Chanh và muối

Nhờ hàm lượng vitamin C trong chanh cùng các khoáng chất khác, kết hợp với muối cho tác dụng giảm đau, diệt khuẩn. Cách thực hiện là bạn chỉ cần lấy 1 ít nước cốt chanh pha với muối. Sau đó dùng bông gòn sạch chấm vào hỗn hợp này. Cho bông gòn lên phần nướu răng không bị viêm. Đợi một chút thì lấy bông gòn ra và súc miệng lại bằng nước sạch.

Trà túi lọc

Nếu thường xuyên uống trà túi lọc, bạn có thể dùng phần túi lọc đắp lên phần nướu bị viêm. Tinh chất trong trà, Tannin có thể giúp giảm sưng đau hiệu quả. Dùng mẹo nhỏ này vừa an toàn lại hiệu quả.

Sử dụng đá lạnh chườm

Đây là một cách giảm sưng đau quen thuộc, đó là cho vài cục đá lạnh bọc vào khăn sạch rồi chườm quanh vùng má nơi có răng khôn gây đau. Bạn chườm lạnh khoảng 5 đến 10 phút rồi lấy ra, sau đó mới chườm tiếp.

Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ có tác dụng bên ngoài. Muốn điều trị an toàn, triệt để thì bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín với bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Sau khi được thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị hợp lý và khoa học cho bạn.

cách giảm đau khi niềng răng là chườm lạnh

Cách điều trị lợi trùm răng khôn khi mang thai

Với bà bầu bị lợi trùm răng khôn, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc chống viêm, giảm đau hoặc có thể cắt bớt lợi sưng. Trong trường hợp bắt buộc thì phải nhổ răng khôn. Tuy nhiên để biết chính xác nên chọn phương án nào thì bác sĩ phải thăm khám cụ thể.

– Thai kỳ từ tháng thứ 4 đến tháng 6: Ở giai đoạn này, thai nhi đã ổn định. Nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt thì có thể cân nhắc phương án điều trị bằng cách cắt lợi trùm và nhổ răng khôn.

– Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối: Giai đoạn này khá nhạy cảm nên thực hiện các biện pháp nha khoa dễ dẫn đến nhiều rủi ro. Do vậy, bác sĩ nên hạn chế can thiệp nha khoa và sẽ hướng dẫn mẹ cách làm sạch răng miệng tại nhà.

Điều quan trọng đối với chị em bị lợi trùm răng khôn là khi mang thai biết cách ăn uống lành mạnh, khoa học, chăm sóc và làm sạch răng miệng thật tốt. Luôn giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ. Nếu gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì đến gặp bác sĩ sẽ được giải đáp.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *