Khi bị tụt lợi sẽ làm cho răng của bạn bị ê buốt mỗi khi đánh răng, khó vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Vậy ăn gì để chữa tụt lợi hiệu quả. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo dõi bài viết dưới đây.
Tụt lợi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tụt lợi có thể quan sát bằng mắt thường, nướu sẽ rút về phía chân răng, lộ ra phần thân răng có màu sắc không đều. Phần chân răng cần được lợi bao phủ và bảo vệ, nếu không sẽ rất dễ bị ăn mòn do môi trường bên trong khoang miệng.
Bệnh lý này có thể xảy ra cả hàm trên, hàm dưới và ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng trường hợp được gặp nhiều nhất là ở hàm dưới và quanh răng nanh, còn vị trí cửa và hàm ít khi bị tụt lợi. Ngoài ra, nếu có xảy ra thì tình trạng đã tiến triển vô cùng nghiêm trọng.
Tụt lợi rất dễ gặp nhưng không nhiều người biết cách điều trị hay khắc phục nó từ đó gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng như:
- Các mảng bám, cao răng, cặn thức ăn mắc vào kẽ răng khiến cho việc vệ sinh vô cùng khó khăn, gây ra hôi miệng từ đó dẫn đến sâu răng.
- Khi nướu bị tụt phần nhạy cảm như chân răng sẽ dần bị lộ ra ngoài, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến các dấu hiệu như ê buốt, viêm tủy răng, chảy máu chân răng, tiêu xương răng,…
- Tụt nướu gây ra mất thẩm mỹ nghiêm trọng, tạo nên các kẽ hở giữa các răng, khiến răng trông dài hơn màu sắc không đồng đều.
Tác nhân chính gây nên tình trạng này là do việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt, khiến cho cao răng, các mảng bám tích tụ ở phần lợi ngày càng nhiều sẽ đẩy nướu tụt xuống.
Ăn gì để chữa tụt lợi?
Dinh dưỡng là yếu tố tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Khi bị tụt lợi, bạn cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn để cải thiện và không làm tình trạng tụt lợi trở nên nặng nề hơn. Một số loại thực phẩm sau đây sẽ là lời giải cho câu hỏi ăn gì để chữa tụt lợi?
Thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp cho khoang miệng được làm sạch, kích thích sản sinh nước bọt, tránh làm khô miệng, hạn chế các bệnh lý răng miệng. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, súp lơ, cà rốt, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu acid lactic
Các món ăn chứa acid lactic như bánh mì, sữa chua,… rất tốt dành cho người bị tụt lợi. Không chỉ tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, acid lactic còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng.
Trà xanh
Trà xanh là đáp án cho băn khoăn ăn gì để chữa tụt lợi? Các hoạt chất có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, hạn chế bị hôi miệng,… Khi bị tụt lợi, bạn nên pha trà xanh để uống hàng ngày hoặc dùng súc miệng.
Uống chanh và mật ong
Nếu đang phân vân chưa rõ ăn gì để chữa tụt lợi thì bạn không nên bỏ qua nước chanh mật ong. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kết hợp với vitamin C trong chanh sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sưng viêm, loại bỏ mùi hôi trong hơi thở và giữ khoang miệng sạch sẽ.
Trái cây giàu vitamin C
Người bị tụt lợi nên ăn nhiều trái cây chứa vitamin C như quýt, cam, ổi,… Loại vitamin này sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, giúp răng miệng được khỏe mạnh hơn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và làm lành thương tổn tại nướu.
Các thực phẩm cần tránh khi bị tụt lợi
Ngoài việc tìm hiểu ăn gì để chữa tụt lợi thì bạn cũng nên biết được những thực phẩm không nên ăn để trán gây hại và làm tụt lợi trầm trọng hơn.
Món ăn chứa nhiều đường, tinh bột và acid
Thức ăn nhanh, soda, nước ngọt, bánh kẹo,… rất dễ hình thành mảng bám khiến tình trạng viêm sưng nặng nề hơn. Ăn nhiều thực phẩm chứa acid dễ gây ra sâu răng, bỏng rát và viêm nhiễm lan rộng sang các vị trí khác.
Thực phẩm quá lạnh, quá nóng
Khi bạn ăn nhiều các món ăn quá lạnh hay quá nóng như kem, nước nóng, sử dụng nhiều ớt, tiêu,… nướu răng sẽ dễ bị kích ứng và sưng to hơn.
Thịt có nhiều sợi dai
Các món ăn làm từ thịt có sợi dai như bò, gà,… rất dễ mắc vào các kẽ hở của lợi khi ăn nhai. Nếu không loại bỏ nhanh sẽ gây đau nhức, hôi răng và viêm nhiễm.
Các món muối chua
Không nên ăn nhiều các món ăn như kim chi, dưa chua, dưa cải,… Vì chúng sẽ gây ra bỏng rát, kích ứng, sưng tấy đối với người bị tụt lợi.
Các món ăn cứng
Các thực phẩm sấy khô như hạt khô, bánh kẹo cứng khi nhai sẽ tạo ra lực ma sát lớn dẫn đến đau nhức và tổn thương nướu, vùng lợi bị viêm sẽ ngày càng sưng to hơn.
Chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá,… khi đi vào cơ thể sẽ khiến tuyến nước bọt bị ức chế, gây ra khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng hơn tình trạng tụt lợi.
Điều trị tụt lợi tại nha khoa uy tín
Tụt lợi ở mức độ nhẹ:
Cạo vôi răng là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp khắc phục tụt lợi. Tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN, cạo vôi răng là dịch vụ phổ biến. Bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện cạo vôi bằng thiết bị sóng siêu âm hiện đại giúp làm sạch mảng bám.
Tụt lợi ở mức độ nặng:
Dựa vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ thực hiện các chỉ định sau:
- Nạo túi nha chu: Để thực hiện thủ thuật này bác sĩ sẽ gây tê, đo túi nha chu và dùng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ổ viêm. Sau khi đã lấy sạch dịch mủ bác sĩ sẽ vệ sinh và khâu lại. Khi đó, kích thước của túi nha chu sẽ được khôi phục.
- Ghép nướu: Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định là ghép mô liên kết, ghép nướu tự thân…để lấp đầy vào chỗ mô nướu đã bị tụt.
- Ghép xương: Tụt nướu gây tiêu xương thì bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương để giữ cho răng được vững chắc và hồi phục mô nướu. Tùy vào sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu ghép xương phù hợp.
Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa bệnh tái phát
Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh gây tổn thương cho nướu. Đây là cách đơn giản để vệ sinh răng miệng loại bỏ thức ăn thừa bám vào kẽ răng và nướu, đồng thời hạn chế sự tích tụ cao răng.
Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng cùng với việc đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa. Đặc biệt là khi bị tụt lợi sẽ rất khó làm sạch kẽ răng.
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng
Mặc dù đánh răng và ngậm nước súc miệng mỗi ngày nhưng cách vệ sinh thông thường này vẫn không thể ngăn cản được sự tích tụ của cao răng. Khi cao bám quá nhiều, chúng sẽ đẩy nướu để chiếm chỗ bám vào chân răng. Do đó, bạn nên định kỳ 6 tháng lấy cao răng một lần, cùng với khám sức khỏe răng miệng tổng quát, nhằm khắc phục sớm các vấn đề có thể phát sinh.
Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn câu hỏi ăn gì để chữa tụt lợi đã được giải đáp. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên tới Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được thăm khám và điều trị dứt điểm tụt lợi, tránh các hậu quả nghiêm trọng về sau nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh