Ê buốt răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Ê buốt răng không chỉ gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống, nếu ê buốt răng kéo dài còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Sau đây, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ chỉ rõ cho bạn nguyên nhân vì sao răng bị ê buốt và cách điều trị hiệu quả. 

Răng ê buốt là gì?

Răng ê buốt là tình trạng răng ê, nhức và khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích nhất định như nóng, lạnh, chua, ngọt,… Bệnh lý này xảy ra do lớp men răng bị mòn, ngà răng và các dây thần kinh bên trong lộ ra ngoài.

Khi bạn ăn uống các thực phẩm quá nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thở bằng miệng,… các dây thần kinh bên trong bị kích thích, gây ra khó chịu, đau nhói đột ngột. Ê buốt răng khiến cho bạn đau và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như ăn, uống và đánh răng.

Răng ê buốt

Ai dễ bị ê buốt răng?

Ê buốt răng thì bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nhiều người bị ê buốt răng lần đầu khi đã 25 – 30 tuổi. Khi bạn già đi, nướu sẽ có xu hướng tụt xuống, làm lộ lớp ngà răng làm cho răng nhạy cảm hơn. Người có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, thường xuyên ăn uống các thực phẩm chứa nhiều axit cũng có nguy cơ bị ê buốt răng cao hơn.

Nếu tình trạng răng bị ê buốt không được điều trị kịp thời, theo thời gian sẽ nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến viêm tủy. Do đó, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu ê buốt răng

Dấu hiệu ê buốt răng xảy ra với triệu chứng đau từng cơn, diễn ra đột ngột hoặc dồn dập liên tục và lấn sâu vào các dây thần kinh răng khi gặp một số yếu tố như:

  • Đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.
  • Không khí lạnh.
  • Đồ ăn, thức uống ngọt.
  • Thực phẩm có tính axit.
  • Đánh răng.
  • Dùng chỉ nha khoa.
  • Nước súc miệng có cồn.

Các dấu hiệu ê buốt răng có thể xuất hiện và biến mất. Triệu chứng có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, bạn nhận thấy tình trạng đau buốt răng kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Răng bị ê buốt do đâu?

Ê buốt răng và đau nhức có thể do 5 nguyên nhân sau đây:

Ăn thực phẩm có chứa axit

Nếu bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều axit như xoài, cóc, cam quýt, dưa chua,… thì những thực phẩm này có thể làm men răng bị xói mòn. Từ đó dẫn đến ê buốt răng khi ăn nhai.

Sử dụng bàn chải cứng, chải răng sai cách

Bệnh nhân bị ê buốt răng cũng có thể do việc sử dụng bàn chải quá cứng ảnh hưởng đến men răng, khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Thói quen chải răng không đúng cách (đánh răng quá mạnh, đánh răng theo chiều ngang) cũng khiến cho răng bị buốt đau.

Mắc các bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng ê buốt là do mắc một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng,… Trong đó, sâu răng là bệnh lý thường gặp và có thể làm ảnh hưởng đến tủy răng.

Do nghiến răng

Nhiều trường hợp bị răng ê buốt khi nhai do nghiến răng khi ngủ. Vì khi nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết chặt lại và gây mòn men răng, từ đó khiến cho răng bị ê buốt. 

Thói quen sinh hoạt kém khoa học

Thói quen nhai đá, ăn đồ nóng hoặc lạnh có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng và gây ra những cơn ê buốt răng kéo dài. Nếu bạn sử dụng các loại nước súc miệng chứa nhiều axit thì có thể ảnh hưởng đến ngà răng, khiến cho răng bị ê buốt khi súc miệng mỗi ngày. 

Răng bị ê buốt kéo dài có nguy hiểm không?

Ê buốt răng thường xuyên khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và hiệu suất làm việc. Răng ê buốt khi nhai cũng làm giảm khẩu vị khi ăn uống. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thu các dưỡng chất, đặc biệt có thể khiến cho trẻ dễ bị biếng ăn và chậm phát triển thể chất.

Triệu chứng ê buốt răng có thể đi kèm với tình trạng hơi thở có mùi, quanh nướu sưng đỏ, chảy máu do bệnh viêm nướu. Khi này, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, đau nhức mà còn tự ti, e ngại khi giao tiếp.

Ê buốt răng có nguy hiểm không

Cách xử lý ê buốt răng hiệu quả

Người bị ê buốt răng có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà như:

  • Nên đánh răng sau khi ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao, mà nên súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm bớt đi lượng axit còn sót trên răng.
  • Hạn chế việc uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.

Tuy nhiên trên đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ giảm đau khi ê buốt răng nhẹ. Lưu ý, bạn không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian theo truyền miệng mà chưa có cơ sở khoa học. 

Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp và các loại kem chứa fluor để bảo vệ răng.

Trường hợp răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc bị mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp như cạo vôi, trám răng bít lỗ sâu,…

Biện pháp phòng ngừa ê buốt răng dễ thực hiện

Sau đây là một số cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng:

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, bơ, hải sản,… Nhờ đó, răng sẽ trở nên chắc khỏe hơn.
  • Đánh răng đúng cách: Không nên đánh răng quá mạnh để tránh mòn men răng. Đồng thời, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải ít nhất 2 đến 3 tháng/lần.
  • Bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến răng: Nên từ bỏ thói quen ảnh hưởng không tốt đến răng như nhai đá, nghiến răng. Với việc nghiến răng khi ngủ, bạn có thể thăm khám bác sĩ để có cách khắc phục hiệu quả.
  • Khám răng miệng định kỳ: Nên kiểm tra nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có.

Khi gặp tình trạng ê buốt răng, bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục hiệu quả.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *