Răng ê buốt khi ăn lạnh đồng nghĩa răng đã trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Ngoài ăn các thực phẩm có nhiệt độ, bạn cũng bị ê răng bởi axit hoặc hơi gió. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp khắc phục để tránh tác động đến sức khỏe răng miệng về sau.
Nguyên nhân răng ê buốt khi ăn lạnh
Răng ê buốt có thể xuất hiện đột ngột khi răng bị kích thích, đặc biệt khi bạn ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh. Tình trạng này có thể diễn ra là ngắn hạn hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Với tình trạng ê buốt răng kéo dài còn dẫn đến nhiều biến chứng khác. Việc khắc phục sẽ hiệu quả hơn nếu bạn xác định được nguyên nhân bị ê buốt khi ăn uống. Nếu ê buốt chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn thì không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, dưới đây là một số nguyên nhân gây ê buốt khi uống nước hay ăn uống đồ lạnh mà bạn cần lưu ý:
- Đánh răng quá mạnh gây ra mòn men răng làm lộ ngà răng, ảnh hưởng đến tủy răng khiến cho răng ê buốt khi nhai hoặc ăn uống nóng, lạnh.
- Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa nhiều các hoạt chất tẩy trắng răng làm mòn men răng.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ làm cho bề mặt khớp cắn bị mòn men, lộ ngà răng nhiều khi đó ăn đồ ăn lạnh gây tê buốt khó chịu.
- Ăn uống không khoa học, ăn nhiều thức ăn có tính axit, nhiều đường, tinh bột,… lâu dần sẽ ảnh hưởng đến men răng, khiến cho răng bị yếu đi, dễ gây ê buốt, gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Viêm lợi, sâu răng, chấn thương hay nhiều bệnh lý khác liên quan đến răng miệng cũng là nguyên nhân gây đau răng khi ăn đồ lạnh. Trường hợp này bạn phải chủ động đi khám để tránh biến chứng răng miệng không tốt cho sức khỏe.
Hậu quả khi răng ê buốt khi ăn nóng lạnh lâu ngày
Răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Cản trở bạn không thể thưởng thức các món ăn yêu thích. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là răng ê buốt thường đến từ nguyên nhân các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với tình trạng răng bị ê buốt với thức ăn lạnh nóng.
Răng ê lâu ngày mà không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra các hệ lụy về sau. Ngà răng bị mòn, tủy răng bị tổn thương sẽ gây ra đau nhức trầm trọng, sau cùng sẽ khiến bạn mất răng.
Tiếp tục kéo dài tình trạng răng ê buốt sẽ ảnh hưởng đến khoang miệng, hoạt động của khoang miệng sẽ bị rối loạn, ảnh hưởng hệ thần kinh, tim mạch và nhiều vấn đề của sức khỏe khác.
Vì vậy, khi gặp phải tình trạng ê buốt răng với thức ăn bạn cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho mình. Nếu răng ê buốt là do thói quen vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn uống thiếu khoa học, bạn có thể áp dụng cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi ăn ngay sau đây.
Khắc phục tình trạng răng ê buốt thế nào?
Điều trị nha khoa
Điều trị răng sứt mẻ: Nếu men răng ít tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng và thay men nhân tạo để giảm bớt tình trạng cảm giác khó chịu cho răng. Nếu răng bị tổn thương nhiều như sứt mẻ lớn thì cần phải thực hiện mài cùi và làm mão sứ thẩm mỹ.
Chữa tuỷ: Điều trị sâu răng, viêm tủy để loại bỏ các mô tủy đã bị nhiễm trùng hoặc bị hoại tử. Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ bên ngoài răng bị tổn thương. Điều này giúp giảm thiểu sự tấn công của vi khuẩn và giúp bảo tồn răng trong thời gian dài.
Điều trị viêm nướu, viêm nha chu: Đối với những bệnh lý liên quan đến nướu, viêm nha chu thì phương pháp điều trị nha khoa là điều trị bằng thuốc được chỉ định trong các trường hợp nhẹ. Còn với trường hợp nặng thì phải tiến hành ghép nướu và ghép mô mềm để phục hồi mô nướu khỏe mạnh.
Điều trị tại nhà
Đánh răng đúng cách với các loại kem đánh răng chống ê buốt
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, với kem đánh răng chứa thành phần giảm ê buốt và bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện. Nên đánh răng chếch bàn chải 1 góc 45 độ và chải dọc theo kẽ răng để làm sạch và hạn chế tụt nướu.
Tránh ăn thức ăn nhiều axit, bổ sung chất dinh dưỡng
- Các thực phẩm có chứa nhiều axit sẽ khiến cho men răng nhanh mòn. Bạn cần tránh ăn các thực phẩm quá chua và các loại nước ngọt có ga.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi giúp răng khỏe mạnh như nho khô, trà đen, cua, tôm…
- Các loại thực phẩm giúp chống lại ăn mòn men răng của axit và vi khuẩn gây hại men răng như rau củ quả xanh giàu chất xơ, phô mai, sữa tươi không đường.
- Nếu bạn ăn các thực phẩm chứa axit đừng nên đánh răng ngay, hãy chờ sau khoảng 1 giờ để cho men răng được ổn định.
Cách chăm sóc răng miệng hỗ trợ chữa răng ê buốt
Bên cạnh việc điều trị đau răng ê buốt khi uống nước lạnh, bạn cần quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này sẽ bạn giúp cải thiện các vấn đề về răng miệng và là cách phòng tránh tốt nhất khỏi các bệnh lý về răng miệng:
- Đánh răng một ngày 2 lần.
- Nhớ đánh răng nhẹ nhàng theo chiều ngang, tránh đánh răng quá mạnh sẽ làm mòn men răng hay tổn thương đến nướu.
- Sử dụng bàn chải lông mềm để không gây ra tổn thương cho nướu trong khi đánh và thay bàn chải 3 tháng một lần.
- Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để loại bỏ các mảng bám hiệu quả hơn và ngăn ngừa tổn thương cho răng và nướu.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho răng miệng.
- Tránh thức ăn lạnh, nóng làm cho ê buốt răng.
- Cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần và cạo vôi răng để cho răng luôn khỏe mạnh.
Trên đây là các kiến thức về tình trạng răng ê buốt khi ăn lạnh và giải pháp điều trị. Hãy chủ động phòng ngừa và điều trị các bệnh lý răng miệng bằng cách đơn giản là cải thiện chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh